Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình vừa tiếp nhận một bệnh nhân nữ, 34 tuổi, ngộ độc lá ngón, nhập viện trong tình trạng nguy kịch.


Lá và hoa cây lá ngón (người nhà bệnh nhân mang đến). Ảnh: BVCC

Cách vào viện khoảng 3 giờ, bệnh nhân ăn 5 chiếc lá ngón. Sau ăn khoảng 30 phút, bệnh nhân xuất hiện đau bụng, đau đầu, nhìn mờ, sụp mi mắt, yếu chân tay, đầu và cổ gập về phía trước không thể tự ngước lên được. Bệnh nhân được đưa đến Trung tâm Y tế huyện sơ cứu và nhanh chóng được hộ tống đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình.

Khi vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, bệnh nhân trong tình trạng hôn mê, suy hô hấp, tụt huyết áp, sụp mi mắt, yếu tứ chi, vã mồ hôi, chân tay lạnh. Bệnh nhân nhanh chóng được đặt nội khí quản thở máy, truyền dịch nâng huyết áp, gây nôn, bơm rửa dạ dày, dùng thuốc nhuận tràng, dinh dưỡng qua đường truyền tĩnh mạch.

Cấp cứu bệnh nhân ngộ độc lá ngón nguy kịch - Ảnh 1.

Bệnh nhân được thở máy và chăm sóc toàn diện. Ảnh: BVCC

Sau 6 ngày điều trị và chăm sóc tích cực, hiện tại sức khỏe bệnh nhân đã ổn định và đã được xuất viện.

Theo các bác sĩ, cây lá ngón (còn gọi cây rút ruột) thuộc dòng họ cây mã tiền, chứa chất độc là alkaloid. Hoạt tính sinh lý của alkaloid rất cao đối với cơ thể con người và động vật, nhất là đối với hệ thần kinh gây co giật, liệt cơ, suy hô hấp, rối loạn nhịp tim, có thể gây chết người trong thời gian ngắn nếu không được cấp cứu kịp thời. Một lượng nhỏ alkaloid cũng có thể gây chết người. Cây lá ngón thuộc họ cây leo, lá nhỏ (hình như lá trầu không nhưng mỏng), hoa màu vàng.

Khi ngộ độc lá ngón, cần sơ cứu ban đầu (gây nôn, bơm rửa dạ dày) và nhanh chóng đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế. Tại các cơ sở y tế, cần nhanh chóng đào thải chất độc ra khỏi đường tiêu hóa (gây nôn, bơm rửa dạ dày), dùng thuốc thải độc, thở máy, lọc máu, điều chỉnh rối loạn nhịp tim-rối loạn nước, điện giải.

Theo VTV.vn

Các tin khác


Nhiều trẻ nhỏ nhập viện do nhiễm virus hợp bào hô hấp, diễn biến nặng

Những ngày gần đây, số lượng trẻ nhập viện do nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV) gia tăng rõ rệt.

Gần 1.000 người đăng ký tham gia hiến máu tình nguyện tại TP Hoà Bình

(HBĐT) - Ngày 4/4, tại Trung tâm hội nghị Hoà Bình (TP Hoà Bình), Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện (HMTN) tỉnh, Ban chỉ đạo Vận động HMTN thành phố Hoà Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu T.Ư tổ chức ngày hội HMTN đợt II năm 2023.

Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi để đẩy lùi bệnh dại

(HBĐT) - Để khống chế và tiến tới đẩy lùi bệnh dại, giải pháp quan trọng nhất là cần thực hiện tiêm vắc xin phòng dại đầy đủ cho chó, mèo. Tuy nhiên, những năm qua, tỷ lệ tiêm phòng dại ở các địa phương trong tỉnh chưa đạt yêu cầu nên vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát bệnh dại.

Thông tin mới nhất về dịch COVID-19 tuần qua

Theo thống kê của Bộ Y tế, tuần qua nước ta có tổng cộng 123 ca mắc COVID-19 mới. Đây là tuần có số mắc cao nhất trong vòng gần 2 tháng qua. Đến nay đã hơn 3 tháng liên tiếp Việt Nam không ghi nhận ca tử vong do COVID-19; Thông tin mới nhất về tiêm vaccine COVID-29 ở nước ta.

Chung tay đẩy lùi bệnh lao

(HBĐT) - Từ năm 1992, chương trình phòng, chống lao (PCL) được triển khai trên địa bàn tỉnh tại 2 địa phương là TP Hòa Bình và huyện Lạc Thủy. Đến nay, sau hơn 30 năm thực hiện chương trình, công tác PCL đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Cảnh giác với bệnh sốt xuất huyết khi thời tiết giao mùa

(HBĐT) - Sốt xuất huyết (SXH) Dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây nên. Bệnh lây theo đường máu, trung gian truyền bệnh là muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn). Bệnh có biểu hiện lâm sàng chủ yếu là sốt cấp diễn và xuất huyết với nhiều dạng khác nhau, nhưng thể nặng có thể sốc do giảm khối lượng máu lưu hành và có thể dẫn đến tử vong. Bệnh SXH thường xảy ra vào thời điểm tháng 3 - 4 và khoảng đầu tháng 7 - 11 hàng năm. Đây là thời gian thuận lợi cho sự phát triển của muỗi vằn. Trên địa bàn tỉnh đã có các ca bệnh SXH thời điểm giao mùa xuân - hè. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục