(HBĐT) - Những năm qua, trên địa bàn tỉnh có nhiều trường hợp mắc bệnh nặng được bảo hiểm chi trả chi phí khám, chữa bệnh lên tới hàng trăm triệu đồng. Tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) là một hình thức tiết kiệm "đóng góp khi lành, để dành khi ốm”, giảm bớt gánh nặng về kinh tế nếu không may bị ốm đau, bệnh tật phải điều trị với chi phí cao.


Cán bộ BHXH tỉnh và Bưu điện tỉnh tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT cho người dân tại phường Thống Nhất (TP Hòa Bình).

Khoảng đầu năm 2020, qua thăm khám, em Bùi Thị Hồng, xóm Hồi Trám, xã Hùng Sơn (Kim Bôi) phát hiện bị bệnh suy thận. Chỉ sau 1 năm bệnh diễn biến nặng, Hồng phải điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Gia đình hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ ly hôn, Hồng và chị em song sinh sống cùng ông bà nội và bố. Từ khi em bị bệnh, bà phải thường trực tại bệnh viện để chăm sóc. Ông tuổi cao không còn sức lao động, gia đình trông chờ vào đồng lương ít ỏi của bố là lao động tự do và tiền trợ cấp của Nhà nước. Sau khi Hồng bị bệnh, gia đình em là hộ nghèo của xã.

Theo rà soát của Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh, trong 6 tháng đầu năm 2023, tổng chi phí điều trị của Bùi Thị Hồng là 630 triệu đồng. Đây là con số rất lớn đối với gia đình khó khăn. Rất may em được quỹ BHYT chi trả 100% chi phí khám, chữa bệnh. Ông Bùi Văn Hạo (ông nội của Hồng) xúc động chia sẻ: "Trước đây gia đình đã phải bán những đồ vật có giá trị trong nhà để có tiền khám, chữa bệnh cho cháu. Tấm thẻ BHYT như chiếc "phao cứu sinh”, giúp chúng tôi giảm bớt nỗi lo về tài chính trong quá trình cháu điều trị bệnh. Nếu không có BHYT thì không biết gia đình và cháu sẽ sống ra sao khi chi phí điều trị bệnh quá lớn. Không chỉ san sẻ nỗi lo về tài chính, chính sách BHYT còn là điểm tựa tinh thần giúp cháu có thêm động lực, vững tin, yên tâm điều trị để chiến thắng bệnh tật”.

Bùi Thị Hồng chỉ là một trong nhiều trường hợp có thẻ BHYT được quỹ BHYT thanh toán chi phí điều trị bệnh. Thực tế cho thấy, BHYT như chiếc "phao cứu sinh” khi không may mắc bệnh nặng, hiểm nghèo, thời gian điều trị dài, chi phí lớn. Tấm thẻ càng có ý nghĩa thiết thực hơn với những gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

Theo báo cáo của BHXH tỉnh, trong 6 tháng đầu năm nay, có 777.730 người tham gia BHYT (đạt 94,36% kế hoạch), tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 88,39% dân số. Số lượt khám, chữa bệnh BHYT trong tháng 6 là 84.788 lượt người, lũy kế 6 tháng là 505.258 lượt người (tăng 23% so với cùng kỳ năm 2022). Riêng trong tháng 6, chi BHYT 53.027 triệu đồng, lũy kế 6 tháng là 310.695 triệu đồng (tăng 19% so với cùng kỳ năm trước).

Thời gian qua, BHXH tỉnh đã tăng cường tuyên truyền về các chính sách BHXH, BHYT đến người dân bằng nhiều hình thức thiết thực như: truyền thông trực quan nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, địa phương; phối hợp tổ chức lễ ra quân tuyên truyền chính sách BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình trên toàn tỉnh; hội nghị đối thoại; phát tờ rơi, tờ gấp về chính sách BHXH, BHYT, chú trọng hình thức phát thanh cơ sở. Trong 6 tháng đầu năm nay, toàn tỉnh tổ chức 422 cuộc tuyên truyền theo nhóm nhỏ, gặp trực tiếp gần 6.900 người; tổ chức 290 hội nghị truyền thông với gần 15.800 người tham gia; đăng tải 75 tin, bài, ảnh, phóng sự trên các phương tiện truyền thông; đăng tải 230 tin, bài trên Cổng thông tin điện tử BHXH tỉnh với hơn 1 triệu lượt truy cập; truyền thông qua hệ thống loa truyền thanh cơ sở trên 12.300 lượt. Nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhận thức của người dân từng bước được nâng cao.

Phát biểu tại hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí và các đơn vị phối hợp trong công tác thông tin, truyền thông, theo đồng chí Nguyễn Duy Thường, Trưởng phòng Truyền thông (BHXH tỉnh), để công tác truyền thông đạt hiệu quả cao hơn nữa, trong thời gian tới, BHXH tỉnh sẽ phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương, nhất là các đơn vị đã ký kết quy chế phối hợp trong việc thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ. Đồng thời tiếp tục đổi mới, đa dạng nội dung, hình thức, phương pháp truyền thông để người dân có thể tiếp cận tốt nhất mọi thông tin về BHXH, BHYT…


Linh Nhật


Các tin khác


Bệnh viện Đa khoa tỉnh: Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ Nhân dân

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng uỷ, Ban Giám đốc, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh đã vượt qua khó khăn, thử thách, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Mục tiêu hướng tới của bệnh viện là không ngừng nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh (KCB), đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ Nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Số ca tay chân miệng tăng cao: Cần tính toán dự trữ thuốc lâu dài

Năm nay, số ca tay chân miệng nặng tăng cao, một số tỉnh, thành gặp khó khăn về nguồn thuốc. Do đó, các bệnh viện cho rằng cần tính đến bài toán dự trữ lâu dài.

TP Hồ Chí Minh: Phát hiện hai trường hợp bệnh nhi nguy kịch do mắc bệnh não cấp hiếm gặp

Sáng 6/7, Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) cho biết, chỉ trong vòng một tháng, khoa Hồi sức tích cực Nhiễm tiếp nhận liên tiếp 2 trường hợp mắc hội chứng động kinh co giật nửa người - liệt nửa người (hemiconvulsion-hemiplegia-epilepsy (HHE) syndrome). Đây là một bệnh hiếm gặp.

Sở Y tế triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023

(HBĐT) - Ngày 5/7, Sở Y tế tổ chức hội nghị sơ kết công tác y tế 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023.

Bị rắn hổ mèo cắn, bé trai sốc nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân

Chiều 4/7, Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) cho biết, trong thời gian gần đây bệnh viện tiếp nhận 2 trường hợp bệnh nhi bị rắn hổ mèo cắn, trong đó có trường hợp phát hiện muộn, được đưa đến bệnh viện trong tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân.

Quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn quỹ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế

(HBĐT) - Giám định chi phí khám, chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ quan trọng của cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) nhằm quản lý, sử dụng quỹ BHYT minh bạch, công khai, bảo đảm quyền lợi người tham gia. Trong đó, việc đưa vào vận hành Hệ thống thông tin giám định BHYT có ý nghĩa quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả công tác giám định BHYT.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục