(HBĐT) - Ngày 19/7, Bệnh viện Đa khoa tỉnh tiếp nhận bệnh nhân Bùi Văn Th., 36 tuổi, trú tại xóm Trang Trên, xã Hợp Phong (Cao Phong). Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốt cao, đau đầu, điều trị tại khoa Truyền nhiễm. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân được truyền dịch, điều trị kháng sinh đặc hiệu. Tuy nhiên, bệnh nhân có triệu chứng khó thở, vì vậy được chuyển lên khoa Hồi sức tích cực - Chống độc 1 để tiếp tục theo dõi, điều trị.


TS.BS Hoàng Công Tình, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc 1, Bệnh viện Đa khoa tỉnh kiểm tra tình hình sức khỏe bệnh nhân.

Tại đây, bệnh nhân làm xét nghiệm cho kết quả men gan tăng, tiểu cầu giảm, đồng thời bệnh nhân bị suy hô hấp khó thở, phải thở máy không xâm nhập và được chẩn đoán bị suy đa tạng do bệnh sốt mò gây nên.

Trước đó, bệnh nhân mang thùng ong lên núi nơi gia đình nuôi ong. 5 ngày sau, bệnh nhân bị sốt cao, đau đầu, mua thuốc về uống nhưng không hạ sốt. Thấy bệnh tình ngày càng tăng, bệnh nhân đến cơ sở y tế khám, phát hiện một vết loét ở gần bẹn có hình bầu dục, kích thước 0,5 x 1cm đã đóng vảy màu nâu đen. Vết đó bệnh nhân không có cảm giác đau nhức nên chủ quan, không nghĩ bị sốt cao chỉ vì một vết cắn nhỏ.

Sau khi điều trị tại khoa Hồi sức tích cực - Chống độc 1, ba ngày sa, bệnh nhân cắt sốt và cai máy thở. Hiện nay, tình trạng sức khỏe bệnh nhân đang dần ổn định.

TS, BS Hoàng Công Tình, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc 1 khuyến cáo: Bệnh sốt mò hay gặp vào mùa hè, nhất là mùa mưa và thường xảy ra ở vùng miền núi, đồng bằng. Để phòng ngừa bệnh sốt mò, trước tiên phải hạn chế các ổ lây bệnh, dọn dẹp, phát quang bụi cây xung quanh chỗ ở. Diệt nguồn bệnh từ các loài động vật gặm nhấm có thể mang nguồn bệnh sốt mò như chuột. Khi đi làm nương rẫy hay vào rừng phải mặc quần áo che kín cơ thể, đi ủng, hạn chế việc ngồi nghỉ dưới gốc cây hoặc nằm nghỉ trên đám cỏ. Đây là môi trường rất dễ để ấu trùng mò cư trú và có thể lây bệnh cho con người. Có thể sử dụng hóa chất để diệt các loại côn trùng như: chuột gặm nhấm, ấu trùng mò để hạn chế việc lây bệnh sang người.

Bệnh sốt mò là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Orientia tsutsugamushi gây nên. Nguyên nhân do con mò đỏ truyền mầm bệnh từ mò sang người khi bị đốt. Bệnh sốt mò rất khó chẩn đoán. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ có những biến chứng nặng, tổn thương nhiều cơ quan nội tạng, dễ dẫn đến tử vong.


Minh Thủy
(Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh)

Các tin khác


Khám, tư vấn và cấp thuốc miễn phí cho các đối tượng chính sách

(HBĐT) - Sáng 25/7, Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh phối hợp với Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tổ chức khám, tư vấn và cấp thuốc miễn phí cho các đối tượng chính sách, người có công trên địa bàn phường Kỳ Sơn (TP Hoà Bình).

Đẩy lùi tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

(HBĐT) - Theo kết quả phân định vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 - 2025, trên địa bàn tỉnh có 145 xã, gồm 59 xã khu vực III, 12 xã khu vực II, 74 xã khu vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, còn lại 6 xã, phường, thị trấn không thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 74,31% dân số toàn tỉnh, nhiều nhất là dân tộc Mường chiếm 64,28%.

Khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho 150 hộ tại huyện Yên Thủy

(HBĐT) - Ngày 20/7, Hội Chữ thập đỏ tỉnh phối hợp với Tỉnh Đoàn Hòa Bình, Trung tâm Y tế huyện Yên Thủy, Công ty cổ phần tập đoàn Minh Trung Việt Nam và Công ty cổ phần TEAK Việt Nam tổ chức chương trình khám bệnh nhân đạo, tặng quà, phát thuốc miễn phí cho các hộ dân tại xã Phú Lai, huyện Yên Thủy.

Giảm áp lực cho các cơ sở y tế công lập

(HBĐT) - Trong khi khám, chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT) tại các bệnh viện công quá tải thì việc KCB BHYT tại các cơ sở y tế, phòng khám tư nhân đã góp phần cải thiện được tình trạng này. Việc KCB BHYT tại các phòng khám tư không chỉ tạo sự thoải mái cho người bệnh, nâng cao chất lượng KCB mà còn giúp người bệnh có thêm quyền lựa chọn nơi bảo vệ sức khỏe bản thân.

Bảo hiểm y tế - “đóng góp khi lành, để dành khi ốm”

(HBĐT) - Những năm qua, trên địa bàn tỉnh có nhiều trường hợp mắc bệnh nặng được bảo hiểm chi trả chi phí khám, chữa bệnh lên tới hàng trăm triệu đồng. Tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) là một hình thức tiết kiệm "đóng góp khi lành, để dành khi ốm”, giảm bớt gánh nặng về kinh tế nếu không may bị ốm đau, bệnh tật phải điều trị với chi phí cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục