Hiện đang trong giai đoạn cao điểm mùa hè, nắng nóng, mưa nhiều. Đồng thời là thời điểm các cơ quan, tổ chức, gia đình tổ chức đi du lịch nên quá trình di chuyển, tiếp xúc tăng cao. Do đó nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm rất lớn, nhất là bệnh sốt xuất huyết (SXH), cúm, tiêu chảy, thủy đậu...


Bác sỹ Bệnh viện Đa khoa tỉnh điều trị cho bệnh nhân.

Trao đổi về công tác phòng, chống dịch bệnh (PCDB) trên địa bàn, đồng chí Bùi Thanh Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Tân Lạc cho biết: Ngay từ đầu năm, trung tâm đã xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch năm 2024; tập trung chỉ đạo các trạm y tế (TYT) xã, thị trấn thường xuyên làm tốt công tác giám sát dịch tễ, phát hiện sớm, điều trị kịp thời, khoanh vùng nhỏ nhất có thể, hạn chế tối đa tử vong do dịch bệnh. Từ đầu năm đến nay, huyện đã triển khai tiêm chủng Covid-19 cho 473 người từ trên 12 tuổi. Bệnh truyền nhiễm khác ghi nhận rải rác các bệnh thông thường. Đặc biệt đầu tháng 7, TTYT huyện nhận được thông báo có 1 bệnh nhân được chẩn đoán SXH điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Trung tâm đã cử cán bộ điều tra, xác minh trường hợp bệnh, đồng thời báo cáo Ban chỉ đạo huyện, triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh SXH trên địa bàn không để bệnh bùng phát, lan rộng.

Theo thông tin giám sát bệnh truyền nhiễm, hiện nay một số bệnh dịch lưu hành trong nước như: SXH, tay chân miệng, sởi có xu hướng gia tăng. Đồng thời ghi nhận rải rác các trường hợp mắc một số bệnh truyền nhiễm dự phòng bằng vắc xin. Mới đây là trường hợp 1 ca bệnh dương tính với bệnh bạch hầu tạm trú tại tỉnh Bắc Giang, thường trú tại xã Yên Phú (Lạc Sơn) cảnh báo nguy cơ bùng phát các dịch bệnh truyền nhiễm giai đoạn cao điểm của mùa hè. Theo báo cáo của Trung tâm KSBT tỉnh, từ đầu năm đến ngày 15/7/2024, toàn tỉnh ghi nhận 10 ca SXH Dengue; sởi 3 ca; tay chân miệng 78 ca; dại 3 ca, 3 người tử vong; bệnh do vi rút Adenno 75 ca; cúm 2.036 ca; thủy đậu 344 ca; tiêu chảy 790 ca; 90 ca Covid-19...

Để chủ động triển khai công tác PCDB, ngày 11/7/2024, Sở Y tế ban hành Công văn số 1895/SYT-NVY về việc tăng cường công tác PCDB mùa hè năm 2024. Theo đó, Sở Y tế yêu cầu các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ đẩy mạnh triển khai tiêm chủng thường xuyên cho các đối tượng thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng đảm bảo an toàn, hiệu quả; rà soát, tổ chức tiêm bù, tiêm vét cho những đối tượng chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh, chưa tiêm đủ mũi; vận động các gia đình đưa trẻ em đi tiêm chủng vắc xin đầy đủ, đúng lịch, khuyến khích việc tiêm vắc xin phòng bệnh đối với phụ nữ mang thai. Tăng cường giám sát, phát hiện sớm trường hợp mắc bệnh, ổ dịch tại cộng đồng và tại cơ sở y tế; thực hiện cách ly, xử lý triệt để ổ dịch không để bùng phát dịch trong cộng đồng...

Đẩy mạnh truyền thông giáo dục sức khoẻ, phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức các chiến dịch tuyên truyền vệ sinh cá nhân và vệ sinh nơi sinh hoạt, các biện pháp PCDB mùa hè; tổ chức chiến dịch diệt loăng quăng, bọ gậy, các hoạt động dọn bỏ vật dụng phế thải đọng nước với thông điệp "Mỗi tuần hãy dành 10 phút để diệt loăng quăng/ bọ gậy” tại hộ gia đình; thực hiện thông thoáng nơi ở, nơi làm việc, khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời... Rà soát, đảm bảo sẵn sàng công tác hậu cần, thuốc, thiết bị y tế đáp ứngyêu cầu phòng, chống dịch theophương châm "4 tại chỗ". Phối hợp Sở GD&ĐT hướng dẫn và tổ chức triển khai các hoạt động PCDB tại các cơ sở giáo dục, nhất là trường mẫu giáo, mầm non, nhà trẻ; thực hiện tốt truyền thông học đường về PCDB và tiêm vắc xin phòng bệnh, phát hiện sớm, xử lý kịp thời trường hợp nghi ngờ mắc bệnh. Phối hợp ngành nông nghiệp và chính quyền địa phương các cấp triển khai các giải pháp phòng, chống bệnh dại và các bệnh lây truyền từ động vật sang người...

Bác sỹ CKI Bùi Văn Phón, Trưởng khoa Phòng, chống bệnh truyền nhiễm (Trung tâm KSBT tỉnh) cho biết: Giai đoạn này bệnh truyền nhiễm vào thời kỳ cao điểm. Thực tế bệnh dại đã có 3 ca tử vong, nguy cơ bệnh bạch hầu lây lan, SXH cũng bắt đầu vào kỳ cao điểm từ tháng 7 - 9... Cùng với triển khai thực hiện các biện pháp, khuyến cáo của ngành y tế, các địa phương chủ động thực hiện PCDB theo phương châm "4 tại chỗ", phát huy vai trò của TYT xã, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, thôn, bản. Tăng cường công tác tuyên truyền không chủ quan, nâng cao ý thức PCDB để người dân chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân, người thân trong gia đình và cả cộng đồng.

Hương Lan


Các tin khác


Trung tâm y tế thành phố đã đảm bảo nguồn vật tư, hóa chất phục vụ bệnh nhân chạy thận nhân tạo

Như Báo Hòa Bình đã thông tin, do gặp phải một số khó khăn, vướng mắc trong công tác đấu thầu, Trung tâm Y tế thành phố Hòa Bình đã cạn kiệt nguồn vật tư, hóa chất phục vụ bệnh nhân chạy thận. Do vậy, vào ngày 09/7/2024, Trung tâm buộc phải chuyển 88 bệnh nhân chạy thận nhân tạo thường quy đến cơ sở y tế khác để tiếp tục được điều trị, chạy thận nhân tạo trong khi chờ việc tháo gỡ khó khăn, tìm nguồn vật tư, hóa chất phục vụ chạy thận nhân tạo.

Phát hiện mới về vật chủ lây truyền virus H5N1 sang người

Gia súc nhiễm virus cúm gia cầm độc lực cao H5N1 có thể dễ dàng lây truyền sang người hơn so với vật chủ mang mầm bệnh là gia cầm.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh: Ứng dụng công nghệ thông tin trong khám bệnh từ xa

Là bệnh viện đầu ngành của tỉnh, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, trong đó có nội dung về y tế, nâng cao chất lượng công tác khám, chữa bệnh (KCB) trên địa bàn tỉnh, Đảng uỷ, Ban Giám đốc và lãnh đạo các phòng, khoa của Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh xác định bên cạnh việc cấp cứu, KCB cho nhân dân, nhiệm vụ đào tạo cán bộ y tế; chỉ đạo, hỗ trợ tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật là một trong những nhiệm vụ hàng đầu. Việc triển khai mô hình "Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong khám bệnh từ xa ở một số trạm y tế (TYT) tuyến xã thuộc TP Hòa Bình” đã góp phần thực hiện nhiệm vụ đề ra.

Quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh động vật

Sở NN&PTNT vừa có Văn bản số 1870 /SNN-CNTY gửi UBND các huyện, thành phố về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh (PCDB) động vật.


Trung tâm Y tế thành phố Hòa Bình gặp khó trong đấu thầu vật tư, hóa chất phục vụ chạy thận nhân tạo

Theo Trung tâm Y tế (TTYT) TP Hòa Bình, tính đến ngày 9/7/2024, đơn vị đã "hết sạch sành sanh” vật tư, hóa chất (VTHC) phục vụ chạy thận nhân tạo (CTNT) cho bệnh nhân. Không có VTHC để CTNT, TTYT thành phố buộc phải chuyển tuyến toàn bộ bệnh nhân đang điều trị lên tuyến trên...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục