Là bệnh viện đầu ngành của tỉnh, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, trong đó có nội dung về y tế, nâng cao chất lượng công tác khám, chữa bệnh (KCB) trên địa bàn tỉnh, Đảng uỷ, Ban Giám đốc và lãnh đạo các phòng, khoa của Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh xác định bên cạnh việc cấp cứu, KCB cho nhân dân, nhiệm vụ đào tạo cán bộ y tế; chỉ đạo, hỗ trợ tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật là một trong những nhiệm vụ hàng đầu. Việc triển khai mô hình "Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong khám bệnh từ xa ở một số trạm y tế (TYT) tuyến xã thuộc TP Hòa Bình” đã góp phần thực hiện nhiệm vụ đề ra.


Trung tâm Y tế thành phố Hòa Bình được chuyển giao kỹ thuật từ xa của Bệnh viện Đa khoa tỉnh. 

Những năm gần đây, BVĐK tỉnh được đầu tư cơ sở vật chất khang trang với nhiều trang thiết bị y tế hiện đại, đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế được tăng cường về số lượng, nâng cao chất lượng. Bệnh viện đã áp dụng thành công nhiều kỹ thuật mới, hiện đại, uy tín, chất lượng ngày một nâng cao, tạo niềm tin của nhân dân trong tỉnh và các địa phương lân cận khiến cho lượng bệnh nhân đến khám, điều trị tăng cao, luôn trong tình trạng quá tải. Trong khi đó, với sự phát triển của CNTT hiện nay, BVĐK tỉnh hoàn toàn có thể hỗ trợ y tế tuyến cơ sở bằng hình thức KCB từ xa.

Bên cạnh đó, thời gian qua, mặc dù mạng lưới y tế cơ sở của TP Hòa Bình đã được quan tâm, nhưng qua thực tế cho thấy người dân ít được cung cấp dịch vụ y tế chất lượng cao tại các TYT xã. Trình độ, năng lực chuyên môn của nhân viên y tế hạn chế; trang thiết bị y tế thiếu thốn, đặc biệt là các thiết bị hiện đại phục vụ chẩn đoán, điều trị. Xuất phát từ những nguyên nhân trên, BVĐK tỉnh đã tìm hiểu, nghiên cứu và thực hiện    mô hình "Ứng dụng CNTT trong khám bệnh từ xa ở một số TYT tuyến xã thuộc TP Hòa Bình”. Qua đó thực hiện kết nối trực tiếp từ BVĐK tỉnh tới 4 điểm cầu gồm: 1 điểm tại Trung tâm Y tế (TTYT) TP Hòa Bình và 3 TYT xã: Hợp Thành, Yên Mông, Độc Lập. 

Đồng chí Nguyễn Hoàng Diệu, Giám đốc BVĐK tỉnh cho biết: Về công tác KCB, 100% đơn vị tham gia tư vấn, KCB từ xa của BVĐK tỉnh đều được hỗ trợ trang thiết bị quan sát, camera, thiết bị truyền hình trực tuyến và tài khoản để đăng nhập vào hệ thống hội thảo trực tuyến trong 1 năm thử nghiệm đầu tiên; đơn vị có cơ sở hạ tầng CNTT giúp kết nối với tuyến trên thường xuyên, thông suốt, hiệu quả. Từ năm 2023 đến nay đã tổ chức được 15 buổi KCB từ xa, đào tạo, chuyển giao giữa BVĐK tỉnh với TTYT thành phố và 3 TYT xã. BVĐK tỉnh đã phân lịch hội chẩn hàng quý cho tất cả các đơn vị. Các buổi hội chẩn thường quy được tổ chức vào thứ Tư của tuần thứ hai và tuần thứ tư trong tháng. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị tham gia và chuẩn bị ca bệnh hội chẩn. Bên cạnh đó, với các trường hợp cần hội chẩn cấp cứu, BVĐK tỉnh luôn sẵn sàng bố trí nhân lực để trực tiếp hội chẩn với đơn vị tuyến dưới... 

Từ tháng 8/2023 đến nay, các chuyên ngành đã triển khai hỗ trợ như: nội khoa, nhi khoa, sản khoa, hồi sức cấp cứu và đột quỵ, cơ xương khớp, nội tiết. Tổng số có 63 cán bộ đã được chuyển giao; 56 cán bộ BVĐK tỉnh hỗ trợ chuyển giao cho tuyến dưới; gần 100 bệnh nhân được khám và hỗ trợ qua hệ thống. Đánh giá về hiệu quả kinh tế, mô hình đã tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại cho người dân và tiết kiệm chi phí hỗ trợ của nhà nước đối với mỗi ca KCB, mỗi năm tiết kiệm hàng trăm triệu đồng cho người dân. Khai thác có hiệu quả kinh nghiệm của các chuyên gia y tế BVĐK tỉnh mà không phải mất nhiều chi phí. Đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ y, bác sỹ ở các bệnh viện tuyến dưới, TYT tuyến xã. Về hiệu quả xã hội, mô hình đã tạo niềm tin của nhân dân khi đến khám, điều trị ở tuyến xã và TTYT thành phố. Giảm tải đáng kể cho BVĐK tỉnh và giảm áp lực công việc, sự căng thẳng cho các bác sỹ ở bệnh viện tỉnh... Từ hiệu quả thực tế, mô hình được UBND tỉnh công nhận là điển hình tiên tiến cấp tỉnh năm 2024, tạo được hiệu ứng lan tỏa trong toàn ngành Y tế tỉnh và có thể áp dụng, phổ biến, nhân rộng trong phạm vi toàn tỉnh.


Hương Lan


Các tin khác


Chủ động phòng, chống bệnh bạch hầu tại cộng đồng

Theo thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2024, cả nước ghi nhận 5 trường hợp mắc bệnh bạch hầu (BBH), trong đó 1 trường hợp đã tử vong tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An vào tháng 6. Đầu tháng 7, tỉnh Bắc Giang ghi nhận 1 trường hợp mắc bệnh tại huyện Hiệp Hòa, có tiếp xúc gần với trường hợp tử vong của tỉnh Nghệ An. Mới đây, 1 ca bệnh tạm trú tại tỉnh Bắc Giang (thường trú tại xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình) có kết quả dương tính với BBH. Tình hình BBH có diễn biến phức tạp đã gây tâm lý lo lắng cho người dân.

Tăng cường phòng, chống bệnh bạch hầu

Sở Y tế tỉnh Hoà Bình vừa ban hành Công văn số 1862/SYT-NVY, 9/7/2024 về việc tăng cường phòng, chống bệnh bạch hầu.

"Đầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho phát triển bền vững"

Năm 2024, kỷ niệm ngày Dân số Thế giới 11/7 - sự kiện 30 năm thực hiện Chương trình hành động về dân số và phát triển (DS&PT), Việt Nam lựa chọn chủ đề "Đầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho phát triển bền vững”. Trong 30 năm qua, Việt Nam đã áp dụng những cách tiếp cận sáng tạo để giải quyết tình trạng bất bình đẳng và thu hẹp khoảng cách về phát triển KT-XH giữa các vùng và các nhóm dân cư. Việt Nam vừa vượt mốc 100 triệu dân. Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

HDBank triển khai miễn phí Kiosk y tế thông minh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh 

Chiều 10/7, tại TP Hòa Bình, Ngân hàng thương mại cổ phẩn Phát triển TP Hồ Chí Minh (HDBank) chi nhánh Hòa Bình phối hợp Bệnh viện Đa khoa tỉnh tổ chức lễ ký kết hợp tác thỏa thuận triển khai miễn phí Kiosk y tế thông minh đăng ký khám bệnh. Đây là nội dung quan trọng nằm trong chiến lược HDBank triển khai giải pháp Kiosk y tế thông minh đối với các cơ sở y tế trên toàn quốc theo Đề án 06/CP của Chính phủ.

Không để dịch bệnh lây lan trong cao điểm mùa hè

Trên phạm vi cả nước hiện đang trong giai đoạn mùa hè nắng nóng, mưa nhiều, đồng thời là cao điểm du lịch hè với nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao. Do đó, nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm rất lớn, nhất là bệnh sởi và một số bệnh dự phòng.

Khắc phục những bất cập trong phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi

Thời gian qua, bệnh dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) bùng phát ở một số địa phương trong tỉnh. Mặc dù các cấp, các ngành đã vào cuộc quyết liệt nhưng công tác phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm này vẫn còn nhiều khó khăn, tồn tại cần khắc phục, rút kinh nghiệm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục