Sức đề kháng yếu là lý do khiến trẻ dễ bị các loại virus, vi khuẩn gây bệnh tấn công vào mùa đông. Vậy trẻ thường dễ mắc bệnh gì khi thời tiết xuống thấp?

Mùa đông khi nhiệt độ xuống thấp là điều kiện khiến virus, vi khuẩn phát triển gây bệnh cho con người, nhất là trẻ em. Lý do là sức đề kháng ở trẻ chưa hoàn thiện nên dễ mắc bệnh hơn.

Một số virus phát triển nhanh và mạnh, thậm chí có thể lây lan tốt hơn khi không khí mát và ít ẩm hơn. Chất nhầy ở mũi có thể khô hơn, dính hơn trong những ngày mùa đông, điều này có thể ảnh hưởng đến sự lây lan của virus.

Ngoài ra, các thói quen ăn – ngủ thường xuyên bị thay đổi vào mùa đông, có thể dẫn đến hệ thống miễn dịch dễ bị tổn thương hơn và kém hiệu quả trong việc chống lại nhiễm trùng.

Dưới đây là một số bệnh thường gặp trong mùa đông ở trẻ

1. Cảm lạnh thông thường

Cảm lạnh là một bệnh do virus gây ra, các triệu chứng thường nhẹ. Trẻ có thể bị sốt nhẹ ngay từ khi mắc bệnh. Mặc dù cảm lạnh có vẻ xảy ra thường xuyên hơn vào những tháng mùa đông, nhưng chúng cũng có thể xảy ra quanh năm. Có nhiều loại virus gây ra cảm lạnh, có thể kéo dài 5 - 14 ngày.

Các triệu chứng của cảm lạnh thường gặp như: Chảy nước mũi, tắc mũi, ho, đau họng, sốt, nôn ói...

Khi trẻ bị cảm lạnh thì cần cho trẻ nghỉ ngơi, có được sự thoải mái và điều trị hỗ trợ các triệu chứng là quan trọng. Luôn giúp cho trẻ được duy trì đủ nước. Thuốc ho và cảm lạnh thường không được khuyến cáo cho trẻ dưới 6 tuổi.

2. Bệnh cúm ở trẻ

Cúm là một virus gây nhiễm trùng đường hô hấp rất dễ lây lan. Sự khởi phát của bệnh thường đột ngột và có các triệu chứng đi kèm như: Sốt cao, ho, chảy mũi, ngạt mũi, đau nhức cơ, mệt mỏi, viêm kết mạc mắt nhẹ ( đỏ mắt, ngứa). Có thể kèm theo nôn ói, tiêu chảy. Nếu các triệu chứng của cúm được phát hiện sớm, một số loại thuốc kháng virus như Tamiflu có thể hữu ích. Thuốc hoạt động tốt nhất khi được sử dụng trong 48 giờ đầu của các triệu chứng. Cách phòng ngừa và giảm các biến chứng của cúm tốt nhất là tiêm phòng cúm.


Sức đề kháng yếu là lý do khiến trẻ dễ bị các loại virus, vi khuẩn gây bệnh tấn công vào mùa đông.

3. Viêm phế quản ở trẻ

Thông thường bệnh viêm phế quản rất hay gặp ở trẻ em, nhất là trẻ dưới 1 tuổi. Những trẻ đang mắc một bệnh nhiễm khuẩn khác như cúm, sởi, ho gà… cũng rất dễ bị viêm phế quản.

Triệu chứng thường gặp nhất là trẻ sẽ bị ho, chảy nước mũi trong, sốt cao. Ho ngày càng nhiều, thở khó, thở rít. Trường hợp nặng thì tím tái, lồng ngực bị rút lõm, cơn thở bị co kéo khó khăn, thậm chí ngừng thở.

Bệnh có triệu chứng tương tự hen suyễn. Thông thường bệnh sẽ kéo dài trong 1 - 2 tuần, nếu được chăm sóc tốt sẽ khỏi hẳn. Nếu không bệnh sẽ kéo dài trong nhiều tuần liền.

Muốn phòng bệnh hiệu quả, các bà mẹ hãy cho trẻ bú sữa mẹ đến 2 tuổi để trẻ tăng cường kháng thể. Thường xuyên giữ ấm cho trẻ (ấm ngực, chân tay, quần áo, tã lót ướt cần được thay ngay). Khi trẻ bị viêm họng, viêm mũi, viêm amiđan, viêm VA thì cần được điều trị kịp thời.

Khi thấy trẻ có dấu hiệu khó thở, bú kém, tím tái, có biến chứng (suy hô hấp, viêm phổi, xẹp phổi…) và có những yếu tố nguy cơ trên thì nên đưa trẻ đến bệnh viện sớm.

4. Viêm họng do vi khuẩn

Là một bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra, dễ lây lan, hay gặp vào mùa thu, mùa đông và đầu mùa xuân, đặc biệt ở trẻ nhóm từ 5 đến 15 tuổi.

Các triệu chứng bao gồm: Đau họng, khó nuốt, sốt, đau bụng, đau đầu, ho và chảy mũi thường không gặp trong viêm họng. Đôi khi có thể phát ban đỏ ở trẻ viêm họng do liên cầu khuẩn.

Viêm họng do vi khuẩn có thể điều trị dễ dàng và nhanh chóng bằng thuốc kháng sinh. Nếu bạn nghi ngờ trẻ bị viêm họng do vi khuẩn, thì việc điều trị là rất quan trọng.

5. Tiêu chảy ở trẻ

Tiêu chảy virus là một trong những bệnh phổ biến của trẻ trong mùa đông. Bệnh do rotavirus gây ra và thường chỉ kéo dài trong ba đến bảy ngày. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ ở lứa tuổi từ 3 - 24 tháng.

Khi thấy trẻ bị tiêu chảy, gia đình nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Không ép trẻ ăn nhiều mà hãy để trẻ uống nước đầy đủ, dùng những dung dịch như Oresol để giúp bù lượng nước mất đi, giúp cơ thể khỏi mất sức. Nếu thấy trẻ sốt cao, phân có máu, đờm, hoặc đau bụng nhiều thì cần đi khám bác sĩ ngay.

Tóm lại: Để dự phòng các bệnh về mùa đông ở trẻ thì cha mẹ cần chú ý rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh và trước các bữa ăn. Tiêm phòng cúm; Ăn các loại thực phẩm lành mạnh và uống nhiều nước; Nghỉ ngời nhiều. Không cho trẻ đến chỗ đông người, nhất là khi trẻ cảm thấy không khỏe để ngăn ngừa virus lây lan.


Theo Báo Sức khỏe đời sống


Các tin khác


Đã có người tử vong vì ngộ độc rượu, chuyên gia hướng dẫn cách xử trí

Thời gian qua, một số địa phương trên cả nước đã xảy ra những vụ ngộ độc rượu làm nhiều người phải nhập viện cấp cứu, trong đó có một số trường hợp tử vong.

Nhìn lại năm 2024: Tiếp tục thực hiện quan điểm ''lấy người bệnh làm trung tâm''

Năm 2024, hệ thống cơ sở khám, chữa bệnh tiếp tục được củng cố và phát triển. Chất lượng khám chữa bệnh tiếp tục nâng cao, tỷ lệ người bệnh hài lòng tăng lên. Cùng đó công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách về khám chữa bệnh, tăng cường cải cách thủ tục hành chính được đẩy mạnh...

Đồng bộ giải pháp thực hiện công tác dân số và phát triển

Năm 2024, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 12/CT-UBND, ngày 4/8/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh về xây dựng biện pháp thực hiện để duy trì mỗi cặp vợ chồng sinh 2 con trong nội dung hương ước, quy ước của khu dân cư; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025 (Chỉ thị số 12), trọng tâm là xây dựng các biện pháp, hình thức xử lý trường hợp vi phạm chính sách dân số (DS), sinh con thứ 3 trở lên, góp phần đạt mục tiêu trong Kế hoạch hành động số 56/KH-UBND, ngày 29/3/2021 của UBND tỉnh thực hiện Chiến lược DS Việt Nam giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 của tỉnh, đó là: Tiếp tục thực hiện giảm sinh, khẳng định đạt và duy trì vững chắc mức sinh thay thế, đưa nhanh mức sinh chung của toàn tỉnh về mức sinh thay thế vào năm 2025.

Gia tăng tình trạng tai nạn thương tích do pháo nổ dịp cận Tết

Mặc dù còn hơn 1 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán, tuy nhiên, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên đã liên tiếp ghi nhận nhiều trường hợp tai nạn thương tích do pháo nổ.

Đánh giá công tác phòng, chống bệnh không lây nhiễm và các rối loạn sức khỏe tâm thần 

Sáng 20/12, Sở Y tế tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) và các rối loạn sức khỏe tâm thần (SKTT) năm 2024. 

Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương giám sát công tác tiêm chủng, uống vắc xin Rota tại thành phố Hoà Bình

Ngày 18/12, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương phối hợp Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh giám sát công tác tiêm chủng mở rộng, triển khai uống vắc xin Rota tại 2 xã Yên Quang, Mông Hóa (thành phố Hòa Bình). 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục