Trong 6 ngày nghỉ Tết, cả nước có 988 ca nghi mắc sởi, chưa ghi nhận các ca bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.


Trước kỳ nghỉ Tết, ngành y tế đã cảnh báo về dịch sởi có thể lây lan trong kỳ nghỉ Tết. Ảnh: TTXVN

Theo thống kê của Bộ Y tế, tổng trong 6 ngày nghỉ Tết (từ 25-30/1), cả nước đã ghi nhận 988 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, không có ca tử vong.

Các tỉnh, thành phố cũng ghi nhận tổng số 266 trường hợp mắc mới sốt xuất huyết, không có ca tử vong; 91 trường hợp mắc mới tay chân miệng.

Trong 6 ngày đầu nghỉ Tết, cả nước chưa ghi nhận các ca mắc ho gà, bạch hầu; chưa ghi nhận các ổ dịch/chùm ca bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây lan trong cộng đồng.

Về công tác khám chữa bệnh, trong 6 ngày nghỉ Tết, các cơ sở y tế trong toàn quốc đã ghi nhận 414.006 người đến khám, cấp cứu. Trong đó, có 128.066 người phải nhập viện điều trị. Các bác sĩ đã thực hiện 14.206 ca phẫu thật các loại; trong đó có 2.410 phẫu thuật cấp cứu.

Trong 6 ngày nghỉ Tết, cả nước có 418 trường hợp khám, cấp cứu do pháo nổ, pháo hoa; 36 trường hợp khám, cấp cứu tai nạn do vũ khí, vật liệu nổ tự chế, chưa ghi nhận ca tử vong.

Có 483 người khám, cấp cứu do rối loạn tiêu hoá, ngộ độc thức ăn tự chế biến, say bia/rượu, trong đó 294 người phải nhập viện theo dõi, điều trị, chưa ghi nhận ca tử vong.

Theo thông tin từ hệ thống trực an toàn thực phẩm (63/63 tỉnh/thành phố, 5 Viện khu vực trên toàn quốc) và cả trên phương tiện thông tin đại chúng, từ đầu kỳ nghỉ Tết đến trưa ngày 30/1, trên cả nước chưa ghi nhận vụ ngộ độc thực phẩm nào xảy ra.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Cẩn trọng khi mua, sử dụng thực phẩm để tránh ngộ độc dịp Tết

Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 đang tới gần, đồng thời sau Tết Nguyên đán là mùa lễ hội diễn ra trên phạm vi cả nước với nhiều lượt khách tham dự. Đây là thời điểm tiêu thụ thực phẩm lớn trong năm, nhất là thịt, cá, trứng, bánh mứt kẹo, rượu bia nước giải khát, các loại hạt có dầu…

Kiểm soát, ngăn chặn các dịch bệnh truyền nhiễm ngay từ đầu năm

Ngành y tế nhận định, trong năm 2025, nguy cơ bùng phát các dịch bệnh truyền nhiễm ở nước ta là rất lớn. Vì vậy, các địa phương tiếp tục nâng cao năng lực y tế dự phòng, dự báo, giám sát và phát hiện dịch bệnh sớm, khống chế kịp thời, có hiệu quả các dịch bệnh, các sự kiện khẩn cấp về y tế công cộng.

Thứ trưởng Bộ Y tế thông tin ‘virus gây viêm phổi trên người HMPV tại Trung Quốc’

Trả lời báo giới tại họp báo Chính phủ chiều 8/1 về tình hình virus gây viêm phổi trên người HMPV tại Trung Quốc, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết: Theo các kết quả giám sát trọng điểm bệnh truyền nhiễm cấp tính lây truyền qua đường hô hấp, từ ngày 23/12 đến ngày 29/12/2024 của Trung tâm Kiểm soát và phòng chống bệnh tật Trung Quốc ghi nhận, tác nhân chủ yếu là virus cúm (HMPV).

Kiểm soát chặt các nguy cơ bùng phát dịch bệnh dịp Tết Nguyên đán

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa, đến đầu tháng 1/2025, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm ghi nhận 334 ca nghi mắc sốt xuất huyết, 185 ca tay chân miệng, 3 trường hợp nhiễm liên cầu khuẩn lợn (trong đó có 2 trường hợp tử vong), 3 ca mắc bạch hầu, 64 trường hợp mắc bệnh ho gà...

Đa dạng hình thức truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá

Theo các chuyên gia y tế, hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu. Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHCTL) được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/5/2013 thể hiện nhận thức đúng đắn của Đảng, Nhà nước về tác hại của thuốc lá cũng như yêu cầu và tầm quan trọng của việc PCTHCTL trong cộng đồng. Để Luật PCTHCTL đi vào cuộc sống, thời gian qua, tỉnh Hòa Bình chú trọng hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của thuốc lá.

Số ca mắc sởi trong tuần của Hà Nội đã lên con số hàng trăm

Hà Nội ghi nhận thêm 101 ca mắc sởi trong tuần qua, dự báo sẽ tiếp tục ghi nhận thêm các ca mắc mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục