Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, có biết bao tấm gương y, bác sỹ, y tá quân y, dân y của tỉnh kiên cường, dũng cảm trên khắp các chiến trường. Nhiều người đã để lại một phần xương máu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Có những cán bộ y tế vĩnh viễn ra đi, hiến trọn đời mình cho độc lập, tự do của Tổ quốc, góp phần đưa đất nước đến ngày toàn thắng.


Phát huy truyền thống, ngành Y tế không ngừng lớn mạnh, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân. Ảnh chụp tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. 

Cán bộ ngành Y tế Hoà Bình vẫn luôn tự hào về giai đoạn tập trung xây dựng và phát triển y tế nhân dân. Các phong trào "Ba diệt, ba sạch”, "Sạch làng, tốt ruộng” làm cho bộ mặt nông thôn thay đổi, góp phần giảm bệnh dịch như: tiêu chảy, đau mắt đỏ, sốt rét, các bệnh do ký sinh trùng... Năm 1964, đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh bằng không lực hết sức ác liệt, Hòa Bình cũng có nhiều điểm bị đánh phá như cầu Đen, doanh trại quân đội nhân dân, nhà máy cơ khí 3/2, gây nhiều thương vong cho nhân dân và chiến sỹ. Ty Y tế đã chỉ đạo Bệnh viện tỉnh sơ tán 2 lần (năm 1968 và 1971). Đồng thời thành lập các tuyến đi cấp cứu, bao gồm cả xã, huyện, tỉnh với các đội lưu động cùng xe cứu thương. Ngành Y tế Hòa Bình đã hòa nhịp cùng y tế cả nước tham gia cấp cứu thương, bệnh binh ở tất cả các tuyến để hạn chế thương vong cho chiến sỹ và đồng bào, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa.

Đại thắng mùa Xuân năm 1975, non sông thu về một mối mở ra cơ hội cho sự phát triển đất nước nói chung và ngành Y tế nói riêng. Sau ngày đại thắng 30/4/1975, ngành Y tế khẩn trương bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước, khắc phục hậu quả chiến tranh, phòng chống bệnh dịch, vừa phải vượt qua thách thức bởi tác động của nền kinh tế thị trường, vừa tiếp cận với những vấn đề mới của sự nghiệp cách mạng.

Bước vào thời kỳ đổi mới, ngành Y tế Hòa Bình chủ động khắc phục mọi khó khăn, trong điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng thấp kém, nhân lực thiếu thốn, trang thiết bị y tế lạc hậu khi nhu cầu khám, chữa bệnh (KCB) của nhân dân ngày càng tăng, nhiều bệnh dịch mới lạ, nguy hiểm phát sinh. Phương châm của ngành Y tế Hòa Bình là: Tự lực kế thừa, vừa phát triển số lượng vừa nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, kết hợp giữa phòng bệnh và chữa bệnh, lấy dự phòng là chính, kết hợp Đông - Tây y, chú trọng phát triển y học cổ truyền, xây dựng y tế Hòa Bình ngày càng phát triển…

Đồng chí Bùi Thu Hằng, Giám đốc Sở Y tế khẳng định: Qua các giai đoạn lịch sử, từ chỗ nguồn nhân lực còn hạn chế, chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu phòng dịch và KCB, đến nay, toàn ngành có 19 đơn vị sự nghiệp trực thuộc và 151 trạm y tế, tổng số trên 3.630 nhân viên y tế. Trong đó, 1.573 cán bộ trình độ đại học; 254 thạc sĩ và chuyên khoa I; 5 tiến sĩ; 38 chuyên khoa II. Tỷ lệ 9,8 bác sỹ/vạn dân. Ngành Y tế Hòa Bình đã đầu tư các trang thiết bị hiện đại, giúp chẩn đoán chính xác và phát hiện sớm thương tổn cho người bệnh.

Các kỹ thuật chuyên môn mới, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại được chuyển giao thành công tại các cơ sở y tế, nhiều danh mục kỹ thuật mới được phê duyệt, đặc biệt kỹ thuật chuyên sâu để phục vụ công tác khám, chẩn đoán và điều trị cho người bệnh, giúp người bệnh không phải chuyển tuyến trên.

 Thực hiện tốt công tác KCB ban đầu, công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, nỗ lực giảm tử vong bà mẹ và trẻ em thấp hơn trung bình toàn quốc và đứng tốp đầu các tỉnh miền núi phía Bắc. Kiểm soát bệnh không lây nhiễm cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn sức khỏe tâm thần đã triển khai quản lý tại 100% trạm y tế. Bên cạnh đó, hệ thống y tế tư nhân cũng góp phần quan trọng trong công tác KCB. 

Ghi nhận những thành tích đã đạt được,  Đảng, Nhà nước, Bộ Y tế, UBND tỉnh đã trao tặng nhiều phần thưởng cao quý cho các tập thể, cá nhân của ngành Y tế Hòa Bình.

Đồng chí Giám đốc Sở Y tế cho biết thêm: Những thành tựu to lớn đạt được là kết quả sự nỗ lực không ngừng của các thế hệ thầy thuốc, nhân viên ngành Y tế qua các thời kỳ lịch sử, góp phần đưa đất nước đến thắng lợi cuối cùng và vững bước đi lên trong thời kỳ đổi mới. Họ là những người luôn tận tâm, hết lòng vì người bệnh, không quản ngày đêm, khó khăn, gian khổ để chăm lo sức khỏe, cứu chữa người bệnh, mang lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi nhà.


Hương Lan


Các tin khác


Thái Bình: Theo dõi sát các trường hợp tiếp xúc gần với ca bệnh viêm não mô cầu

Chiều 25/3, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Thái Bình cho biết, đơn vị này đang tập trung giám sát, quản lý và triển khai các hoạt động phòng chống dịch bệnh não mô cầu tại xã An Ấp (huyện Quỳnh Phụ), đồng thời theo dõi chặt chẽ các trường hợp tiếp xúc gần và hướng dẫn sử dụng kháng sinh dự phòng theo quy định.

Tích cực góp phần nâng cao tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVII, mục tiêu nâng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế (BHYT) đạt từ 95% dân số trở lên đang được các cấp, ngành, tổ chức chính trị - xã hội quan tâm triển khai đồng bộ. Trong đó, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) các cấp đã có nhiều cách làm sáng tạo, thiết thực, góp phần tuyên truyền, vận động hội viên tham gia BHYT, đảm bảo quyền lợi chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ và gia đình.

Kết nối tinh hoa y học cổ truyền và y học hiện đại

Với sự kết hợp hài hòa giữa y học cổ truyền (YHCT) và y học hiện đại, Bệnh viện YHCT tỉnh Hòa Bình đã và đang khẳng định vị thế của mình trong hệ thống y tế của tỉnh.

Nguy cơ ngộ độc từ nấm độc, cá nóc, so biển, cây, củ quả rừng tự nhiên

Ngày 24/3, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn số 506/ATTP-NĐTT đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đơn vị chức năng tăng cường giám sát, triển khai các giải pháp kiểm soát an toàn thực phẩm trong thu hái, đánh bắt, tiêu dùng sản phẩm nông, lâm, thủy sản, sử dụng các loại nấm, cây, củ quả rừng tự nhiên…

Cảnh báo: Nhiều người lớn mắc sởi biến chứng nặng

Viện Y học Nhiệt đới - Bệnh viện Bạch Mai liên tiếp điều trị cho nhiều ca mắc sởi có biến chứng nặng.

Tăng cường năng lực ứng phó tình trạng y tế khẩn cấp tại bốn tỉnh biên giới Việt Nam

Theo các cơ quan Liên hợp quốc tại Việt Nam, Chính phủ Nhật Bản đã công bố khoản viện trợ 1,5 triệu USD cho Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) nhằm hỗ trợ Chính phủ Việt Nam đạt được Mục tiêu Phát triển bền vững, tập trung vào lĩnh vực cảnh báo sớm, giảm thiểu rủi ro và quản lý các nguy cơ về sức khỏe quốc gia và toàn cầu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục