Viện Y học Nhiệt đới - Bệnh viện Bạch Mai liên tiếp điều trị cho nhiều ca mắc sởi có biến chứng nặng.


Các bác sĩ đánh giá biến chứng viêm phổi ở bệnh nhân sởi.

Bệnh nhân nam (51 tuổi, Gia Lâm, Hà Nội) có tiền sử đái tháo đường, hen phế quản. Bệnh nhân vào Viện Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai với chẩn đoán: Sởi/ đái tháo đường type II, tăng huyết áp, hen phế quản. Dù được điều trị, sau 5 ngày, bệnh nhân khó thở tăng dần, phải đặt ống nội khí quản, thở máy, rung nhĩ rối loạn tim mạch và có nguy cơ biến chứng nặng.

Một trường hợp khác là bệnh nhân nữ (28 tuổi, Hải Hậu, Nam Định) mang thai 8 tuần, nhập viện trong tình trạng sốt cao từng cơn, rét run, đau mỏi cơ, có xuất hiện ban đỏ từ mặt lan xuống cổ, ngực, bụng. Ngoài ra, bệnh nhân có ho khan, ngứa họng, đi ngoài phân lỏng nước 4 lần/ngày, không đau bụng. Bệnh nhân tự điều trị hạ sốt tại nhà, tình trạng không cải thiện. Khi vào viện, người bệnh được chẩn đoán mắc sởi bội nhiễm vi khuẩn, theo dõi viêm phổi, nguy cơ cao ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi.

Trước đó, Viện Y học Nhiệt đới cũng tiếp nhận một bệnh nhân nam (38 tuổi, Phú Thị, Gia Lâm, Hà Nội) viêm phổi nặng, suy hô hấp, biến chứng do sởi. Bệnh nhân tiền sử khoẻ mạnh, có hút thuốc nhưng không có bệnh lý phổi. Tình trạng bệnh nhân diễn biến nhanh, chỉ một ngày sau xuất hiện sốt nóng 39 độ, cơ thể phát ban từ mặt lan xuống tay, thân mình. Ho đờm trắng đục đau họng và khó thở tăng dần, suy hô hấp, viêm phổi nặng phải thở máy oxy khi chuyển tuyến. Tại Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân suy hô hấp cấp mức độ nặng phải hồi sức tích cực, thở máy, lọc máu và ECMO.

Theo Viện trưởng Viện Y học Nhiệt đới - PGS. TS Đỗ Duy Cường, từ đầu năm đến nay, bệnh viện đã tiếp nhận hàng trăm ca sởi ở người lớn, mỗi ngày trung bình 10-20 ca. Các triệu chứng thường gặp là sốt, phát ban, ho, chảy nước mắt, nước mũi. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân diễn tiến nặng với biến chứng viêm phổi, suy hô hấp, tăng men gan, tiêu chảy, thậm chí viêm não - màng não. Và hầu hết các trường hợp này đa số đều chưa được tiêm phòng hoặc trước có tiêm phòng nhưng không tiêm nhắc lại.

Sởi là bệnh có hệ số lây nhiễm rất cao qua đường hô hấp, dễ bùng phát trong cộng đồng nếu không được kiểm soát. Bởi vậy khi người bệnh được chẩn đoán mắc sởi, người bệnh cần ngay lập tức được cách ly để điều trị, tránh lây cho các trường hợp khác.

"Các ca mắc sởi có biến chứng như viêm đường hô hấp trên, viêm phổi, tăng men gan, suy gan, suy đa phủ tạng phải lọc máu, suy hô hấp phải đặt ống nội khí quản,… chiếm khoảng 5% trong số các bệnh nhân nhập viện. Những trường hợp có bệnh nền như đái tháo đường, suy giảm miễn dịch có nguy cơ cao hơn, dễ diễn tiến nặng phải can thiệp máy móc", PGS.TS Đỗ Duy Cường cho biết.

Sởi là một bệnh truyền nhiễm và có thể phòng chống được bằng việc tiêm vaccine. Vaccine sởi có trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, tiêm cho trẻ từ 9 tháng, sau đó được tiêm nhắc lại khi trẻ 18 tháng tuổi hoặc 2 tuổi. Đối với người lớn, khi hệ miễn dịch giảm thì cũng cần được tiêm nhắc lại. Nếu chưa tiêm hoặc không nhớ rõ lịch sử tiêm chủng, cần tiêm nhắc lại vaccine sởi-quai bị-rubella (MMR).

Nhiều người chủ quan cho rằng sởi chỉ là bệnh nhẹ, sẽ tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, thực tế bệnh có thể gây ra biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Khi có triệu chứng sốt, phát ban, ho kéo dài, cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

"Hiện nay tại Việt Nam, bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng, không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn, đặc biệt là nhóm có bệnh nền hoặc miễn dịch suy giảm. Vaccine sởi là một loại vaccine rất an toàn và hiệu quả, đã được Bộ Y tế khuyến cáo tất cả trẻ em đều cần được tiêm và tiêm nhắc lại. Việc tiêm vaccine đầy đủ không chỉ giúp bảo vệ bản thân mà còn giúp kiểm soát dịch bệnh trong cộng đồng. Sởi không đơn giản như nhiều người lầm tưởng, hãy chủ động phòng ngừa trước khi quá muộn", PGS.TS Đỗ Duy Cường nhấn mạnh.



Theo VTV.VN

Các tin khác


Triển khai quyết liệt, đồng bộ giải pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi

Sở Nông nghiệp và Môi trường vừa có công văn gửi UBND các huyện, thành phố về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ giải pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP).

Bệnh viện Đa khoa tỉnh: Đổi mới toàn diện, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh

Trong những năm qua, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh (KCB) nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân. Với sự đầu tư mạnh mẽ về cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ y, bác sỹ có trình độ chuyên môn cao, bệnh viện từng bước khẳng định vị thế là một trong những đơn vị y tế hàng đầu khu vực Tây Bắc, là địa chỉ tin cậy trong chăm sóc sức khỏe của nhân dân trong và ngoài tỉnh.

Hàng trăm trẻ em bị dị tật đã tìm lại được nụ cười

Sáng 13/3, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hồng Lợi, Giám đốc Trung tâm Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, đơn vị đang phối hợp cùng Đoàn phẫu thuật thiện nguyện Interplast (Tổ chức Interplast, Cộng hòa Liên bang Đức) khám sàng lọc, phẫu thuật miễn phí cho các bệnh nhi có dị tật khe hở môi, vòm miệng trên cả nước từ ngày 10 - 20/3, tại Bệnh viện.

Chủ động phòng, chống bệnh truyền nhiễm bảo vệ sức khỏe cộng đồng

Bệnh truyền nhiễm luôn là một trong những mối đe dọa lớn đối với sức khỏe cộng đồng. Để kiểm soát hiệu quả và giảm thiểu tác động của các bệnh truyền nhiễm, việc chủ động phòng, chống bệnh là điều cần thiết.

Triển vọng phát triển y dược cổ truyền

Phát triển y dược học cổ truyền tại tỉnh Hòa Bình mở ra hướng đi mới trong chăm sóc sức khỏe và phát triển kinh tế. Với tiềm năng dược liệu phong phú, tỉnh đã triển khai hiệu quả mô hình kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại, tạo ra nhiều sản phẩm giá trị, gia tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, để phát huy tối đa lợi thế này cần có những chính sách hỗ trợ mạnh mẽ hơn nhằm mở rộng vùng trồng, nâng cao chất lượng chế biến và thúc đẩy thị trường tiêu thụ bền vững.

Trung tâm y tế huyện Mai Châu: Chữa bệnh tận tâm, nâng tầm chất lượng

"Chất lượng dịch vụ vượt sự mong đợi của người bệnh” từ lâu đã trở thành khẩu hiệu, thấm nhuần trong tư tưởng của mỗi cán bộ, bác sỹ, nhân viên Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu trên hành trình chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục