Ngày 24/3, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn số 506/ATTP-NĐTT đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đơn vị chức năng tăng cường giám sát, triển khai các giải pháp kiểm soát an toàn thực phẩm trong thu hái, đánh bắt, tiêu dùng sản phẩm nông, lâm, thủy sản, sử dụng các loại nấm, cây, củ quả rừng tự nhiên…
Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), thời gian gần đây, tại một số địa phương, đặc biệt là khu vực miền núi phía Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và một số tỉnh ven biển xảy ra các vụ ngộ độc do ăn động, thực vật có chứa độc tố tự nhiên (như nấm độc, côn trùng độc, quả rừng, cây rừng, cóc, so biển, cá nóc…), trong đó đã có những trường hợp tử vong.
Để bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm do độc tố tự nhiên trong thời gian tới, Cục An toàn thực phẩm đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Sở An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố Đà Nẵng triển khai việc phối hợp với ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị chức năng trên địa bàn tăng cường giám sát, triển khai các giải pháp kiểm soát an toàn thực phẩm trong thu hái, đánh bắt, tiêu dùng các sản phẩm nông, lâm, thủy sản, sử dụng các loại nấm, cây, củ quả rừng tự nhiên... và phòng, chống ngộ độc thực phẩm do độc tố tự nhiên trong động vật, thực vật theo đặc điểm vùng miền, đặc biệt đối với các đối tượng nguy cơ cao, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương; huy động sự tham gia của các cấp chính quyền, đoàn thể và tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn.
Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục thường xuyên, liên tục kiến thức an toàn thực phẩm, các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm do độc tố tự nhiên cho cộng đồng (sử dụng tiếng dân tộc đối với vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa), đặc biệt khuyến cáo người dân tuyệt đối không thu hái, đánh bắt, kinh doanh, sử dụng các động, thực vật lạ, có nguy cơ gây ngộ độc như nấm rừng, cây củ, quả rừng lạ, côn trùng lạ...
Sở Y tế các tỉnh, thành phố chú ý hướng dẫn biện pháp chế biến đảm bảo an toàn đối với các sản phẩm mang tính truyền thống hoặc tập quán của địa phương; hướng dẫn người dân đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu, điều trị kịp thời khi xuất hiện các triệu chứng ngộ độc.
Bên cạnh đó, chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn chuẩn bị sẵn sàng các phương án, lực lượng thường trực, phương tiện, vật tư, hóa chất để kịp thời khắc phục, giảm thiểu ảnh hưởng khi có ngộ độc xảy ra.
Cục An toàn thực phẩm cũng đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các đơn vị chức năng có liên quan tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế về bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm trên địa bàn năm 2025.
Theo Báo Tin tức
Ngày 20/3, Bộ Y tế cho biết, bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em do các biến chứng viêm phổi, viêm não, tiêu chảy nặng và suy dinh dưỡng. Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tiêm vaccine là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh.
Sở Nông nghiệp và Môi trường vừa có công văn gửi UBND các huyện, thành phố về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ giải pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP).
Trong những năm qua, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh (KCB) nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân. Với sự đầu tư mạnh mẽ về cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ y, bác sỹ có trình độ chuyên môn cao, bệnh viện từng bước khẳng định vị thế là một trong những đơn vị y tế hàng đầu khu vực Tây Bắc, là địa chỉ tin cậy trong chăm sóc sức khỏe của nhân dân trong và ngoài tỉnh.
Sáng 13/3, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hồng Lợi, Giám đốc Trung tâm Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, đơn vị đang phối hợp cùng Đoàn phẫu thuật thiện nguyện Interplast (Tổ chức Interplast, Cộng hòa Liên bang Đức) khám sàng lọc, phẫu thuật miễn phí cho các bệnh nhi có dị tật khe hở môi, vòm miệng trên cả nước từ ngày 10 - 20/3, tại Bệnh viện.
Bệnh truyền nhiễm luôn là một trong những mối đe dọa lớn đối với sức khỏe cộng đồng. Để kiểm soát hiệu quả và giảm thiểu tác động của các bệnh truyền nhiễm, việc chủ động phòng, chống bệnh là điều cần thiết.
Phát triển y dược học cổ truyền tại tỉnh Hòa Bình mở ra hướng đi mới trong chăm sóc sức khỏe và phát triển kinh tế. Với tiềm năng dược liệu phong phú, tỉnh đã triển khai hiệu quả mô hình kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại, tạo ra nhiều sản phẩm giá trị, gia tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, để phát huy tối đa lợi thế này cần có những chính sách hỗ trợ mạnh mẽ hơn nhằm mở rộng vùng trồng, nâng cao chất lượng chế biến và thúc đẩy thị trường tiêu thụ bền vững.