Khi cơ thể dần đi vào trạng thái mệt mỏi, bạn sẽ cảm thấy chán ăn, hoặc ăn không biết ngon; mất ngủ, hay trằn trọc mãi không ngủ được; giảm mọi hứng thú, không muốn mơ ước, hy vọng, suy giảm hẳn ham muốn tình dục và dễ mắc bệnh. Gặp tình trạng như thế chúng ta cần phải làm gì?

Nếu cùng với mệt mỏi còn có những biểu hiện bệnh lý như sốt, nhức đầu, chóng mặt, thở khó, hụt hơi, gầy yếu, sụt cân, rối loạn tiêu hóa, đau tức ngực, suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, đau nhức xương khớp, đau lưng, mỏi chân tay... khi đó chúng ta cần phải đi khám bệnh để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

 Ngồi thiền là một cách giải tỏa mệt mỏi tốt.

Còn trong trường hợp chỉ mệt mỏi đơn thuần, bạn tự biết mình không có bệnh gì thì nên cải tiến việc sinh hoạt, làm việc theo những cách sau đây sẽ giúp  ích cho bạn:

- ăn: chế độ ăn cần đủ lượng và chất. Thức ăn hàng ngày phải đảm bảo đáp ứng các nhu cầu về protein, lipid, glucit, vitamin, muối khoáng và chất vi lượng của cơ thể.  Trong điều kiện khó khăn, chế độ ăn uống không đa dạng và phong phú thì sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng sẽ xảy ra, dẫn đến mệt mỏi kéo dài.

- Ngủ: ăn có liên quan đến ngủ, ngoài việc ăn đủ chất lượng như đã nói ở trên, bạn cần chú ý: buổi tối chỉ ăn nhẹ; nếu bữa tối ăn quá no sẽ làm khó ngủ, giảm chất lượng của giấc ngủ.  Một giấc ngủ sâu, đủ thời gian và có chất lượng vào ban đêm sẽ giúp làm giảm đi hoặc hết hẳn sự mệt mỏi. Bạn không nên ngủ nhiều quá hay ít quá mà phải ngủ đủ giờ đều đặn hằng ngày. Nhu cầu ngủ mỗi ngày tuỳ thuộc từng người: có người cần 6 tiếng, có người lại cần 8-10 tiếng, trung bình người lớn nên ngủ từ 7-8 tiếng mỗi ngày. Bạn nên  tạo thói quen ngủ vào một giờ cố định để tạo phản xạ buồn ngủ khi đến giờ, ngủ đúng giờ còn giúp đảm bảo nhịp sinh học của giấc ngủ. Trái lại việc ngủ bất thường sẽ làm thay đổi nhịp điệu sinh học của cơ thể và gây trạng thái mệt mỏi là điều khó tránh khỏi. Gặp trường hợp vào buổi tối khi cơ thể mệt mỏi và bạn bắt đầu ngáp, thì hãy nhanh chóng lên giường. Bạn hãy nhớ rằng : không nên kháng cự lại cơn buồn ngủ hoặc chống lại nhu cầu nghỉ ngơi của cơ thể.  

Hãy để mọi chuyện ở ngoài phòng ngủ, đừng bao giờ mang công việc hay bất cứ điều suy nghĩ gì khi đã lên giường ngủ, đó là lời khuyên hữu ích cho bạn. Bạn phải tập mới làm được điều này: quên mọi chuyện để vào giấc ngủ.  Chúng ta rất cần một khoảng không gian yên tĩnh để nghỉ ngơi, để "tái sản xuất sức lao động".

- Lập kế hoạch công việc hợp lý cho bản thân: nếu luôn luôn bù đầu vì công việc; hoặc thỉnh thoảng lại có một ngày bị quá tải về công việc thì sau đó bao giờ bạn cũng bị lâm vào tình trạng mệt mỏi. Do đó bạn cần phải lập kế hoạch cho công việc của mình, bạn sẽ phân phối công việc cho từng ngày và các ngày trong tuần phù hợp với sức khoẻ, khả năng của bạn. Bạn cũng nên chia sẻ công việc với các bạn đồng nghiệp, với các thành viên khác trong gia đình, biết phối hợp và cộng tác với nhau  để làm việc, nhiều khi hiệu quả tốt hơn một mình ta làm. Chia sẻ và cảm thông sẽ giúp chúng ta được nghỉ ngơi và giảm căng thẳng.

- Luôn thay đổi không khí trong cuộc sống: hiện nay một tuần chúng ta có hai ngày nghỉ thứ bảy và chủ nhật, bạn nên cùng với vợ hoặc chồng, lập chương trình vui chơi giải trí cho mỗi tuần để thay đổi không khí gia đình. Bạn hoàn toàn có thể bố trí thời gian cho cơ thể nghỉ ngơi, thư giãn, chẳng hạn tham quan hưởng thụ thú thanh nhàn ở vùng ngoại ô hay vùng sơn cước cũng là “món tẩm bổ” cho trí não và sức khoẻ tốt.  Ngược lại việc giải trí cuối tuần mà diễn ra quá dồn dập, thay vì nghỉ ngơi thì bạn lại lao vào làm bếp, tiệc tùng với bạn bè, làm các công việc trong tuần chưa xong, tham dự sinh hoạt văn nghệ... buộc cơ thể lại phải hoạt động hết công suất trong ngày cuối tuần thì đến sáng thứ hai, chắc chắn bạn sẽ bị mệt mỏi chẳng còn muốn làm gì nữa.

- Tham gia hoạt động thể dục thể thao theo sở thích: nhiều người do tính chất công việc, cả tuần đã phải giam mình trong văn phòng hay trong nhà, họ đã quá mệt mỏi vì công việc đơn điệu hay bó khung trong một không gian chật hẹp rồi. Vậy ngày nghỉ cuối tuần bạn nên thưởng cho mình một cơ hội như chim sổ lồng để lấy lại cân bằng chứ. Bạn có thể tham gia luyện tập một môn thể thao ngoài trời, đi bách bộ trên đoạn đường lộng gió hay leo lên những ngọn đồi cao, thả hồn theo mây ngàn gió núi thì hứng thú biết bao.

 - Thư giãn: bạn đã biết ngồi tĩnh tâm chưa? nếu chưa biết thì bạn phải tập: tập thở mỗi khi bụng trống; hít vào hết cỡ, thở ra hết cỡ; khi hít vào thì phình bụng ra, khi thở ra thì hóp bụng vào, tập thở từ 10-12 nhịp như thế, sau đó bạn ngồi xếp chân bằng tròn,  thẳng lưng, mắt nhắm, miệng ngậm, hai tay đan trước bụng, bạn cần tập trung tư tưởng để đạt được trạng thái : mắt không nhìn, tai không nghe, óc không nghĩ, chỉ tâm niệm một điều:  "tâm hồn tôi thật tĩnh lặng". Bạn ngồi tĩnh tâm như thế từ 15-20 phút sẽ có tác dụng thư giãn cơ bắp, ổn định tinh thần, khi quen rồi bạn sẽ thấy đây là cách thư giãn rất hiệu quả. Một số người  thư giãn bằng cách tắm ngâm mình trong bồn nước nóng kèm theo vài động tác thở bằng bụng, massage cũng là phương pháp tốt để chống mệt mỏi.

Chúc bạn thành công với những cải tiến trong sinh hoạt và công tác để tránh mệt mỏi giành lấy sức khỏe trong năm mới.    

                                                                          Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục