Trong sách vở y khoa nói chung và đông y nói riêng chưa hề nhắc đến loài dinh rắn có sừng

Báo Người Lao Động ngày 11-1 đã thông tin việc ông Trần Đức Thịnh (thị trấn Tân Hiệp, huyện Châu Thành - Tiền Giang), đang lưu giữ một cái sừng được cho là sừng dinh rắn có tác dụng giải độc do rắn hoặc bò cạp, rết cắn. Trước đó, có tin ông Bùi Thanh T. (An Giang) và Nguyễn Thái B. (TPHCM) cũng có mẫu sừng dinh rắn cứu được nhiều người bị rắn cắn.


Thật hoang đường


Để tìm hiểu thực hư, chúng tôi đã trao đổi với lương y Nguyễn Đức Nghĩa, phụ trách phòng khám đông y Tuệ Lãn (TPHCM) và được ông khẳng định là cho đến nay chưa có sách vở,  công trình nghiên cứu nào nói về việc dùng sừng dinh rắn để hút độc.

Do đó, mẫu sừng này có thể là sừng của một loài sơn dương (dê núi). Khả năng “dinh” là tiếng nói trại của từ “dương” (dê), cùng sự ngộ nhận về loài dinh rắn chỉ có trong huyền thoại.


Quan điểm của lương y Nguyễn Đức Nghĩa là nếu sừng dinh rắn quý hiếm như thế tất sẽ khó được ứng dụng rộng rãi trong việc chữa rắn cắn.

Việc dùng sừng này chữa thành công cho người bị rắn cắn có thể là trùng hợp ngẫu nhiên, do nạn nhân được cứu chữa kịp thời hoặc do ngộ độc không đến mức quá nguy hiểm.

Vì bị rắn độc cắn mà can thiệp muộn thì chỉ khoảng một giờ trở lên là đã khó cứu được, nạn nhân có thể bị bầm tím, phù nề, thậm chí hoại tử tùy theo mức độ nguy hiểm của từng trường hợp.


Phóng viên Báo NLĐ đang được ông Trần Đức Thịnh cho xem cái gọi là “sừng dinh rắn”. Ảnh: M. Sơn


Nọc độc rắn có mức độ nguy hiểm khác nhau tùy loại rắn, tuổi rắn, thời gian cắn, rắn đực có nọc độc khác rắn cái cùng loại, một con rắn cắn nhiều người cùng lúc nọc độc sẽ khác khi nó cắn một người; chưa kể sức khỏe, thể trạng của nạn nhân cũng phản ứng khác nhau với cùng nọc độc một con rắn.

Vì vậy, mỗi trường hợp bị rắn cắn phải có phương thuốc riêng chứ không thể dùng một thứ mà xử lý được hết mọi trường hợp. Bởi thế, nói sừng dinh rắn tồn tại và hút được nọc độc của tất cả các loài rắn thì thật hoang đường.


Không phải  “làm phép” là được


Trong đông y có áp dụng việc dùng sừng của các loài động vật để hút độc do bị rắn hoặc rết, bò cạp cắn . Cố GS-TS Đỗ Tất Lợi sinh thời cũng khuyến khích việc dùng các loại sừng, đặc biệt là sừng trâu trong cứu chữa bệnh nhân nhiễm độc.

Tuy nhiên, việc dùng sừng để giải độc không đơn giản là “làm phép” bằng cách đặt sừng lên vết thương mà phải được mài thành bột, có thể pha với nước để uống.


Một số lương y khác cũng cho biết cái sừng ông Thịnh đang có rất giống sừng dê núi. Còn những cái khác nữa mà nhiều người dùng để hút độc rắn, trong đó có cả thứ gọi là sừng dinh rắn thì có thể là cách gọi khác của cục nọc mà đông y dùng để chữa trị rắn độc, bò cạp, rết cắn.

Cục nọc là sừng dê, nai hoặc đầu mút sừng hươu... cắt khúc nhỏ, bọc đất sét rồi đốt 12 giờ trong trấu, tẩm phèn xanh sau khi để nguội rồi bọc đất sét đốt thêm 6 giờ. Khi sử dụng, thầy thuốc lấy dao khía vết thương cho máu chảy ra rồi áp cục nọc vào. Khi cục nọc no máu rơi ra thì cũng là lúc nọc độc đã ra. Cục nọc sau khi dùng xong được ngâm qua rượu rồi phơi khô để dùng lần khác.


Lương y Đinh Công Bảy, Tổng Thư ký Hội Dược liệu TPHCM, đồng ý với lý giải trên và nói rõ thêm là ông cũng đã từng áp dụng nhưng không có gì là thần bí cả, việc cục nọc hút được nọc độc rắn chẳng qua là do những miếng sừng (sừng hươu, nai dùng tốt hơn sừng dê) đã được “luyện” thành một thứ than hoạt tính, rất khô nên nó có sức hút cao khi áp vào vết thương.

Nên điều trị bằng tây y

Theo lương y Nguyễn Đức Nghĩa, hầu hết các loại sừng như sừng hươu, nai, dê, tê giác, trâu... tính mát, có tác dụng hạ sốt, giải độc, chữa co giật là những triệu chứng thường thấy ở người bị rắn độc cắn.

Tuy nhiên, cách điều trị này thường chỉ áp dụng ở các vùng xa xôi hẻo lánh, dịch vụ y tế chưa phát triển. Còn ngày nay trong việc chữa trị cho nạn nhân bị rắn cắn, tây y làm tốt hơn đông y nhờ phương pháp dùng huyết thanh (truyền nước để thải chất độc ra thận).

Y học tiến bộ cũng phát  hiện sớm các dấu hiệu ở người bị rắn cắn như suy hô hấp, trụy tim mạch, viêm thận, suy hô hấp.

 

                                                                           Theo NLĐ

Các tin khác


Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục