Hàng quán bán tại cổng trường tiểu học Lý Tự Trọng trong giờ vào lớp luôn cuốn hút các em học sinh

Hàng quán bán tại cổng trường tiểu học Lý Tự Trọng trong giờ vào lớp luôn cuốn hút các em học sinh

(HBĐT) - Hầu như ở bất cứ cổng trường nào, từ mầm non, tiểu học, THCS đến PTTH cũng có những cửa hàng, sạp hàng và những quán hàng rong phục vụ cho nhu cầu ăn, uống cho các em học sinh. Có cầu ắt có cung, đó là lẽ đương nhiên, nhưng điều đáng nói là không ít người chỉ nghĩ đến lợi nhuận mà bán cho con trẻ đồ ăn, thức uống, đồ chơi không rõ nguồn gốc, quá hạn sử dụng, có chứa các loại hoá chất độc hại.

 

Thực trạng đó cho thấy nhiều loại hàng hóa từ những hàng rong cổng trường thực sự ẩn chứa những hiểm hoạ khó lường đối với sức khỏe của các em học sinh. 

 

Đầu giờ học, giờ ra chơi và giờ tan trường, cổng trường tiểu học Lý Tự Trọng (phường Phương Lâm-TPHB) giống như cái chợ sép. Bán hàng là chủ hộ những gia đình có nhà ở đối diện cổng trường và những người bán hàng rong. Khách hàng hầu hết là những “Thượng đế nhí” được đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu từ nắm xôi, bắp ngô, bánh mỳ, bánh rán, bánh bao đến bát cháo, que kem, hộp sữa, gói bimbim và các loại bánh, kẹo, nước uống cùng nhiều loại đồ chơi khác.

 

Cháu Trương Thanh Hoa, học sinh lớp 3 nói: “Hàng ngày bố mẹ cháu chỉ kịp đưa cháu đến cổng trường và cho cháu 5.000 đồng để cháu tự ăn sáng. Cháu ăn gì bố mẹ cháu cũng không biết, khi mua các loại đồ ăn, uống cháu cũng không để ý còn hạn sử dụng hay không và cũng không biết rõ nguồn gốc sản xuất, thích thì mua thôi”.

 

Tương tự như ở trường Tiểu học Lý Tự Trọng, cổng trường Lê Văn Tám (phường Đồng Tiến – TPHB) những hàng rong cũng bày bán thành rãy dài với đủ loại màu sắc hết sức bắt mắt. Hàng ngày, đến giờ tan trường anh Lê Sơn Hải ở tổ 16 phường Đồng Tiến thường đến đón con gái là cháu Lê Thị Mai học sinh lớp 4. Anh Hải cho biết: “Quả thực tôi cũng hay chiều cháu. Hôm thì mua que kem, hôm thì chiếc bánh, hôm thì vài ba cái kẹo, hôm thì mấy thứ đồ chơi nhỏ, chỉ nghĩ đơn giản là động viên cho cháu thoải mái tinh thần sau những giờ học căng thẳng. Nhưng khi nghe thông tin từ báo, vô tuyến tôi mới biết có nhiều loại bánh, kẹo, đồ chơi độc hại, không rõ xuất xứ và quá hạn sử dụng. Từ đó, tôi thận trọng hơn khi chọn mua đồ ăn và đồ chơi cho cháu”.

 

Cảnh mua bán ở cổng trường THCS Hữu Nghị (phường Hữu Nghị-TPHB) cũng tấp nập không kém. Khi chúng tôi hỏi về nguồn gốc hàng hóa, chủ một sạp hàng (đề nghị dấu tên) cho biết: “các loại bánh, kẹo, đồ chơi, nước giải khát chúng tôi đều mua ở các hàng bánh kẹo, tạp hoá ở các chợ Phương Lâm, Tân Thịnh, Hữu Nghị. Chúng tôi không mấy để ý đến nguồn gốc, xuất xứ, chỉ chọn những loại bánh kẹo hợp với nhu cầu, thị hiếu của các cháu về bày bán”

 

Cùng với các loại bánh, kẹo, đồ chơi không rõ nguồn gốc, không có hạn sử dụng, thời gian gần đây các sạp hàng, gánh hàng rong ở các cổng trường học bày bán các loại kẹo mút không rõ nguồn gốc được các em học sinh rất ưa thích. Đó là kẹo phát quang, với đủ hình dạng và màu sắc. Mỗi hộp có 20 chiếc, giá bán 2000 đồng/chiếc.

 

Bác sỹ Bùi Quang Huấn, Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP cho biết: “Theo thông báo của Viện Kiểm nghiệm  ATTP Quốc gia trong thân kẹo phát sáng có 2 chất là Phtalate dung môi kết hợp với Polyaromatic hydrocacbon (PAH). Khi 2 chất này trộn vào nhau có thêm hiện tượng oxy hóa, tạo ra năng lượng phát sáng trên thân cây kẹo. Bất cứ một chất hóa học gì, dù vô cơ hay hữu cơ khi đưa vào cơ thể đều gây hại. Đặc biệt, chất PAH là một chất cực độc gây ung thư, đột biến gene nên chỉ được dùng trong pha sơn. Ngày 24/3/2010 Cục ATVSTP (Bộ Y tế) đã có Công văn số 811/ATTP-NĐTP “Về việc quản lý sản phẩm kẹo mút phát sáng” yêu cầu các địa phương tiến hành thanh tra, kiểm tra phát hiện tịch thu và tiêu hủy sản phẩm kẹo phát quang mà không cần phải tiến hành bất cứ xét nghiệm nào. Đồng thời phối hợp các ngành QLTT, giáo dục và các cơ quan truyền thông đại chúng kiểm tra liên tục và công khai những vi phạm, đặc biệt là các sản phẩm dùng cho đối tượng học sinh”

 

Theo đó, ngày 1/4/2010, Chi cục ATVSTP đã ban hành Kế hoạch số 48/KH-ATTP “Về kiểm tra sản phẩm kẹo mút phát sáng không rõ nguồn gốc xuất xứ và ngày 5/4/2010, ra Quyết định số 59/QĐ-ATTP “Về việc thành lập đoàn kiểm tra, giám sát liên ngành về VSATTP trên địa bàn tỉnh năm 2010”. Đối tượng được đoàn kiểm tra liên ngành xác định là các nhà hàng, quán ăn… dịch vụ kinh doanh thực phẩm, các sản phẩm kẹo bánh, chú trọng các dịch vụ quanh trường học.

 

Trong 2 ngày 5-6/4, đoàn liên ngành đã tiến hành kiểm tra 1  điểm, hộ, cơ sở sản xuất, kinh doanh tại thành phố Hòa Bình và huyện Lương Sơn. Trong đó có 6 điểm bán lẻ tại khu vực cổng các trường tiểu học Lý Tự Trọng (Phương Lâm), Võ Thị Sáu (Chăm Mát), THCS Đồng Tiến (Đồng Tiến), THCS Hữu Nghị (Hữu Nghị) và căng tin trường THCS Hữu Nghị. Qua kiểm tra đã phát hiện các vi phạm chủ yếu là các điểm kinh doanh không có Giấy phép DDKKD và Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP và bày bán nhiều loại bánh, kẹo không rõ nguồn gốc. Đoàn kiểm tra đã lập biên bản và yêu cầu chủ các điểm kinh doanh tự tiêu hủy 06 chiếc kẹo mút phát sáng, 94 gói bánh tăm cay, 50 gói chả hổ, 57 gói kẹo hổ, 34 chiếc bánh socola, 50 gói và 1 hộp ô mai, 10 gói chả cay, 20 gói kẹo coca, 30 chiếc kẹo mút, 48 gói thạch ống, 9 chiếc bánh chấm, 1 hộp kem xốp. Trong đó, căng tin trường THCS Hữu Nghị phải tự tiêu hủy 20 gói kẹo tăm cay và 50 gói kẹo hổ. 

 

Mặc dù các ngành chức năng đã vào cuộc, nhưng với tổng số 212 trường mầm non, 216 trường tiểu học, 22 trường PTCS, 206 trường THCS, 36 trường THPT, 11 Trung tâm GDTX và theo đó là hàng nghìn điểm bán hàng ở khu vực cổng các trường học thì những hiểm họa từ hàng rong cổng trường trên địa bàn tỉnh ta vẫn hết sức tiềm tàng. Thực trạng đó, đang rất cần sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ, liên tục của các cấp các ngành. Đồng thời, đòi hỏi nâng cao tinh thần trách nhiệm và lương tâm của những người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm. Đặc biệt, các trường học, các bậc phụ huynh và các em học sinh cần tham khảo, tìm hiểu để nâng cao kiến thức về TVSTP để bảo vệ tốt sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.

 

                                                                               Đức Phượng

 

Các tin khác

Chơi cùng con và luôn để mắt đến con là biện pháp hữu hiệu nhất trong phòng ngừa tai nạn ở trẻ nhỏ
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Bác sĩ tuyến trên khám, phát thuốc cho người bệnh phong tàn tật ở làng Ngol, Huyện Đác Đoa, Tỉnh Gia Lai

Hội CTĐ tỉnh: Tập huấn phòng ngừa đại dịch H2P cho cán bộ chủ chốt 2 phường Tân Hoà, Đồng Tiến

(HBĐT) - Từ ngày 19 - 22/4, Hội CTĐ tỉnh phối hợp với Hội CTĐ thành phố Hoà Bình mở lớp tập huấn phòng ngừa đại dịch H2P cho 50 cán bộ chủ chốt 2 phường Tân Hoà và Đồng Tiến (thành phố Hoà Bình). Đây là chương trình tập huấn phòng ngừa, ứng phó với đại dịch cúm mang tính nhân đạo (viết tắt là H2P).

Làm thế nào để khắc phục tình trạng nợ đóng BHXH, BHYT?

(HBĐT) - Những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước là sự lớn mạnh không ngừng của hệ thống an sinh xã hội, đặc biệt là chính sách BHXH, BHYT đã phát huy vai trò trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội, góp phần tích cực vào việc ổn định xã hội. Cùng với các tỉnh, thành phố trên cả nước, ở tỉnh ta, phát triển BHXH đã thực sự là tiền đề và điều kiện để thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, góp phần thúc đẩy KT-XH phát triển.

Ngừa rối loạn ăn uống

Trẻ mắc bệnh thường rất sợ thức ăn, dễ nhợn ói hoặc ói vọt khi bắt đầu bữa ăn, thậm chí cả khi mới ngửi thấy mùi thức ăn hay nhìn thấy chén dĩa đựng thức ăn

Những di chứng đáng sợ của thủy đậu

Bệnh Thủy Đậu còn gọi là bệnh Trái rạ hay Phỏng rạ do siêu vi trùng Varicella zoster gây ra, là bệnh sốt phát ban có bóng nước gây ngứa toàn thân, xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng 90% bệnh nhân là trẻ em.

Sữa người giúp điều trị hiệu quả bệnh trứng cá

Bệnh trứng cá thường phát triển ở giai đoạn dậy thì ở cả nam và nữ. Bệnh không nguy hiểm song gây ngứa khó chịu và nếu không xử lý đúng cách dễ gây sẹo làm xấu khuôn mặt của bạn

Hợp tác hỗ trợ chăm sóc mắt và phòng chống mù lòa cho nhân dân Lào

Từ tháng 4-2010 đến 30-3-2011, 450 người mù nghèo của nước Lào sẽ được phẫu thuật đục thể thủy tinh và 6 bác sĩ, y tá của nước bạn được đào tạo về các kỹ thuật khám và phẫu thuật mắt chuyên sâu tại Bệnh viện Mắt Trung ương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục