Cứ vài ngày TP HCM lại có thêm một ca tả, số người mắc tiêu chảy cấp nhập viện cũng tăng cao và hầu hết đều xuất phát từ chuyện ăn uống. Tuy nhiên trước cổng trường học, bệnh viện, hàng rong vẫn bán tràn lan.

 

Ngày 20/4, cổng Trường PTCS Hồng Bàng, nơi vừa có một học sinh dương tính với phẩy khuẩn tả, hàng chục xe nước sâm, cá viên chiên, bò bía vẫn bày bán và được nhiều học sinh vây quanh. Tình hình cũng diễn ra tại hầu hết các cổng trường tại TP HCM, từ cấp mầm non cho đến đại học.

Xôm tụ nhất là đoạn đường Nguyễn Văn Cừ, trước cổng trường Đại học Khoa học Tự nhiên, trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, Trường ĐHSP, hàng trăm gánh hàng rong từ bánh mì, bò bía, bánh tráng trộn vẫn hoạt động và thu hút rất nhiều học sinh sinh viên.

Cổng các bệnh viện cũng là nơi tập trung nhiều nhất hàng rong. Trước bệnh viện Chợ Rẫy, hàng chục quán cơm, hàng bún, xe bánh mì bày biện không che đậy, người bán bốc thức ăn cho khách bằng tay trần. Cổng Bệnh viện Từ Dũ, Ung Bướu cũng nhộn nhịp không kém.

Hàng rong bày bán tràn lan trên vỉa hè, trước cổng bệnh viện. Ảnh: Thiên Chương.

Giải thích cho việc ăn uống hàng rong trong mùa bệnh tả, hầu hết người mua cho rằng loại thức ăn này đa dạng và giá lại rẻ, bất chấp việc chế biến, rửa và che đậy thức ăn không đảm bảo an toàn vệ sinh.

Không chỉ thức ăn được nấu chín, một số món ăn có dùng kèm rau sống như bánh xèo, phở, bún, thịt cầy... vốn được các bác sĩ cảnh báo là không nên dùng trong mùa tả vì dễ dính vi khuẩn vẫn được thực khách dùng. Trong khi đó, tại các quán ăn này, món rau sống chỉ được rửa qua loa. Nhiều cây xà lách không được tách ra từng lá mà lại để nguyên bắp rửa.

Trao đổi với VnExpress.net, Sở Y tế TP HCM cho biết gần một tuần trước, Sở đã yêu cầu các đơn vị y tế quận, huyện tăng cường kiểm tra điều kiện vệ sinh của thực phẩm hàng rong, xe đẩy trước các cổng trường học, bệnh viện. Sở cũng phối hợp với ngành giáo dục tuyên truyền vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm cho phụ huynh và học sinh.

Thế nhưng, đại diện ban giám hiệu các trường học và ban giám đốc các bệnh viện cho rằng họ không thể can thiệp bởi người bán chỉ tập trung ở bên ngoài khuôn viên. Riêng lực lượng dân quân tự vệ hoặc thanh tra xây dựng được các phường cử đến dọn hàng rong vi phạm trật tự, lấn chiếm lòng lề đường thì cho hay, họ không thể túc trực trên tất cả các tuyến đường.

"Đuổi vỉa hè này thì họ sang vỉa hè khác. Nhiều người người bán hàng trước đây dọn bàn ghế trên vỉa hè đón khách thì nay thu gọn trên xe đẩy để tiện di chuyển khi chúng tôi đến", một cán bộ dân phòng nói.

Dân thương hồ lênh đênh sông nước dễ gieo bệnh tả ra môi trường nếu như mắc bệnh. Ảnh: Thiên Chương.

Ông Lê Trường Giang, Phó Giám đốc Sở Y tế TP HCM, nhận xét, 3 ổ bệnh được xác định ở ba quận khác nhau cho thấy, bệnh đang diễn biến phức tạp và mầm bệnh có thể đã có ở khắp nơi.

Thêm nữa, thành phố có lượng khách vãng lai là rất cao nên mầm bệnh có thể theo khách vãng lai từ các tỉnh khác đến, đồng thời việc tuyên truyền phòng bệnh cũng gặp nhiều khó khăn.

Tiến sĩ Trần Ngọc Hữu, Viện trưởng Viện Pasteur TP HCM, cho biết viện đã mời đại diện 20 tỉnh, thành khu vực phía Nam họp khẩn để bàn việc ngăn bệnh lây lan.

Riêng TP HCM, sau khi khẳng định hai người mắc bệnh sinh sống trên ghe thuyền đã gieo mầm bệnh xuống sông và nghi ngại mầm bệnh đã lưu hành trong nước, Sở Y tế đã yêu cầu các quận huyện cấp thuốc dự phòng cho người dân sống trên ghe thuyền, lắp đặt nhà vệ sinh công cộng và bồn chứa nước sạch.

Bộ Y tế khuyến cáo, hiện nay, thời tiết nắng nóng, nguy cơ bùng phát dịch tiêu chảy cấp do khuẩn tả là rất lớn, nhất là tại các khu vực tập trung đông người, điều kiện vệ sinh kém, ăn uống không đảm bảo vệ sinh. Để phòng dịch, Cục Y tế dự phòng và Môi trường khuyến cáo mạnh mẽ người dân thực hiện các biện pháp sau:

- Thực hiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

- Ăn chín uống sôi, sử dụng nước sạch.

- Trong vùng có dịch, các gia đình không nên tổ chức ăn uống đông người.

- Khi phát hiện trong gia đình có người bị tiêu chảy cấp, phải thông báo ngay cho cơ sở y tế nơi gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.

Bệnh tả xuất hiện tại Việt Nam vào tháng 10 năm 2007, bắt đầu tại Hà Nội sau đó có mặt tại 13 tỉnh thành phía bắc, với gần 300 người mắc, không có ca tử vong. Ngày 10/12 cùng năm, Bộ Y tế công bố hết dịch.

Tuy nhiên, chưa đầy một tháng sau đó, các ca tả đã tái xuất, mà theo các chuyên gia là do mầm bệnh tồn tại khá lâu trong môi trường, trong khi những người lành mang bệnh lại không được kiểm soát, tập quán ăn uống của người dân vẫn còn mất vệ sinh.

Tháng 4 năm 2008, tả đã lan ra cả 3 miền Bắc - Trung - Nam. Kể từ đó tới nay, các địa phương vẫn rải rác phát hiện các ca tả. Bệnh thường lắng một vài tháng, sau đó bùng phát trở lại.

Nhận diện bệnh với các triệu chứng:

- Ngay từ lần đầu tiên đi ngoài đã là dạng "tháo cống", toàn nước trắng đục.
- Ít khi đau bụng.
- Thường không sốt, thậm chí có thể lạnh.
- Hầu hết các ca bệnh đều có nôn.

 

                                                                 Theo VnExpress

Các tin khác

Không có hình ảnh
Hàng quán bán tại cổng trường tiểu học Lý Tự Trọng trong giờ vào lớp luôn cuốn hút các em học sinh
Chơi cùng con và luôn để mắt đến con là biện pháp hữu hiệu nhất trong phòng ngừa tai nạn ở trẻ nhỏ
Không có hình ảnh

Từ loạt bài “Nghịch lý giá thuốc” - Đấu thầu có vấn đề?

Ngay sau khi PV đăng liên tiếp các bài viết (17 và 18-4) phản ánh tình trạng giá thuốc trong bệnh viện bán cao hơn bên ngoài nhiều lần, các trò phù phép đẩy giá thuốc được hãng dược “ảo thuật” trắng trợn, nhiều bạn đọc, người bệnh đã bày tỏ sự bức xúc. Trong khi đó, ngày 19-4, trả lời PV, lãnh đạo các bệnh viện cho rằng thuốc bệnh viện bán đúng giá và đấu thầu đúng quy trình. Còn thuốc bên ngoài là thuốc trôi nổi nên giá rẻ.

Phòng, chống bệnh phong ở Tây Nguyên

Vùng đất Tây Nguyên bao gồm bốn tỉnh Ðác Lắc, Ðác Nông, Gia Lai và Kon Tum có diện tích tự nhiên khá rộng nhưng mật độ dân cư phân bổ không đều. Kinh tế - xã hội chưa phát triển đã ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Hội CTĐ tỉnh: Tập huấn phòng ngừa đại dịch H2P cho cán bộ chủ chốt 2 phường Tân Hoà, Đồng Tiến

(HBĐT) - Từ ngày 19 - 22/4, Hội CTĐ tỉnh phối hợp với Hội CTĐ thành phố Hoà Bình mở lớp tập huấn phòng ngừa đại dịch H2P cho 50 cán bộ chủ chốt 2 phường Tân Hoà và Đồng Tiến (thành phố Hoà Bình). Đây là chương trình tập huấn phòng ngừa, ứng phó với đại dịch cúm mang tính nhân đạo (viết tắt là H2P).

Làm thế nào để khắc phục tình trạng nợ đóng BHXH, BHYT?

(HBĐT) - Những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước là sự lớn mạnh không ngừng của hệ thống an sinh xã hội, đặc biệt là chính sách BHXH, BHYT đã phát huy vai trò trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội, góp phần tích cực vào việc ổn định xã hội. Cùng với các tỉnh, thành phố trên cả nước, ở tỉnh ta, phát triển BHXH đã thực sự là tiền đề và điều kiện để thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, góp phần thúc đẩy KT-XH phát triển.

Ngừa rối loạn ăn uống

Trẻ mắc bệnh thường rất sợ thức ăn, dễ nhợn ói hoặc ói vọt khi bắt đầu bữa ăn, thậm chí cả khi mới ngửi thấy mùi thức ăn hay nhìn thấy chén dĩa đựng thức ăn

Những di chứng đáng sợ của thủy đậu

Bệnh Thủy Đậu còn gọi là bệnh Trái rạ hay Phỏng rạ do siêu vi trùng Varicella zoster gây ra, là bệnh sốt phát ban có bóng nước gây ngứa toàn thân, xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng 90% bệnh nhân là trẻ em.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục