Trong một số thực phẩm chế biến sẵn thường có chứa natrium.

Trong một số thực phẩm chế biến sẵn thường có chứa natrium.

Nếu nghĩ giảm lượng muối dùng hằng ngày bằng cách không nêm muối khi nấu nướng thì sai lầm, vì trong thực phẩm đã có một lượng muối khá lớn ẩn mình

Muối được dùng để nêm vào thức ăn cho khỏi nhạt thì ai cũng biết. Cơ thể chúng ta còn cần có muối để nâng cao chức năng giải độc vì muối là thành phần quan trọng của thể dịch, đóng vai trò đẩy mạnh chức năng trao đổi chất và lọc máu; hỗ trợ tiêu hóa, hấp thu, kích thích tế bào khiến thể chất, tinh thần phấn chấn, cơ thể có sức dẻo dai, bền bỉ.

Tốt nhưng lắm nguy cơ


 Cơ thể thiếu muối sẽ sinh ra mệt mỏi, chán ăn, hoạt động của tim và chuyển hóa nước bị rối loạn, khả năng lao động giảm, sức đề kháng suy yếu.


Tuy thế, lượng muối vào trong cơ thể mỗi ngày phải hợp lý. Bởi nếu chúng ta lạm dụng muối hay nói một cách khác là nếu chúng ta ăn mặn, sẽ dẫn đến các nguy cơ sau đây:


- Cơ thể sẽ hấp thu nhiều sodium và bài tiết một lượng lớn calcium, đe dọa tỉ trọng và sức khỏe của xương và nhiều bộ phận khác dẫn đến nguy cơ bệnh loãng xương, nhất là phụ nữ.


- Lượng sodium trong máu cao sẽ làm tăng huyết áp, rất nguy hiểm cho người bị cao huyết áp vì sẽ dẫn đến đột quỵ.


- Nguy cơ bị sỏi thận hoặc ung thư dạ dày nhiều hơn.


- Cơ thể tích trữ muối nhiều dẫn tới phá vỡ cấu trúc chuỗi ADN, khiến các cơ chế phục hồi tế bào hoạt động kém hiệu quả hoặc ngừng hoạt động.


Đặc biệt, khi đang điều trị một số bệnh thuộc hệ tuần hoàn và hệ sinh dục, tiết niệu, người bệnh phải tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn kiêng mặn để đề phòng tai biến. Tốt nhất là nên tham khảo thầy thuốc về dinh dưỡng để có thực đơn hợp lý.


Lưu ý giới hạn an toàn


Chính vì lượng muối đưa vào cơ thể bao nhiêu là rất quan trọng đối với việc phòng ngừa bệnh tật nên ngay cả Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 1990 cũng đã khuyến cáo giới hạn an toàn khi sử dụng muối là 6 g/người/ngày. Còn theo các khảo sát hiện có, mức tiêu thụ muối trung bình của người dân nước ta đang là 8,1 g/ngày, rất cao so với khuyến cáo của WHO.


Thêm một điều cần lưu ý nữa là sẽ rất sai lầm nếu quan niệm giảm lượng muối dùng hằng ngày của mình bằng cách không nêm muối khi nấu nướng, vì dù không muốn thì chúng ta cũng vô tình phải nuốt một lượng muối khá lớn ẩn mình trong các loại thực phẩm, nhất là thực phẩm chế biến sẵn. Đó chính là hàm lượng natrium có sẵn trong các loại thực phẩm với một tỉ lệ nhất định.

Cụ thể: Ngũ cốc, khoai, đậu hạt, rau trái (20 mg/100 g); cải bắp, xà lách xoong, sữa bò, thịt súc vật, cá đồng, cá biển (20 - 100 mg/100 g); trứng, cá hộp, ốc, sò, bánh mì, xúc xích (100 - 1.000 mg/100 g); thịt hộp, mắm cá, ruốc, dăm bông, thịt, cá chà bông, nước chấm, tương, nước mắm (1.000 - 9.600 mg/100 g). Lượng natrium có trong các loại thực phẩm nói trên, khi cần quy đổi ra muối ăn thì nhân cho 2,5.


Người quan tâm đến chế độ ăn uống để bảo vệ sức khỏe, nếu biết được hàm lượng natrium có sẵn trong các loại thực phẩm như thế nào thì hẳn sẽ điều chỉnh được chế độ ăn uống cho hợp lý.

“Thần dược” từ... muối


Tuy muối rẻ tiền nhưng đã từng được sử dụng để phòng và trị bệnh cho các bậc vua chúa. Theo sách Từ Hi Quang Tự y phương tuyển nghị của Trần Khả Dực, vào đời Thanh, các quan ngự y đã lấy muối chế thuốc dùng để làm cho răng chắc, mắt sáng cho Từ Hi thái hậu.


Cách chế như sau: Muối sạch 1 kg hòa với nước sôi, lắng lấy nước muối trong cho vào cái cốc to bằng bạc, nấu khô rồi tán bột, cho vào lọ sành, gốm, dùng dần. Mỗi buổi sáng lấy 3 g xoa vào chân răng, mặt răng, một chốc lại súc miệng nhổ ra đồng thời dùng 2 ngón tay trỏ lấy nước bọt trong miệng xoa lên bờ mi mắt, nhắm mắt lại một chốc sau đó mới rửa mặt.

 

                                                                                        Theo NLĐ

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Nạn nhân CĐDC xã Tân Pheo nhận được sự thăm hỏi, động viên của lãnh đạo Tỉnh uỷ, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh.

Chăm sóc da trẻ mùa nắng nóng

Da của trẻ rất mong manh, chính vì vậy khi thời tiết nắng nóng trẻ dễ mắc các bệnh như: rôm sảy, hăm kẽ, mụn nước, bóng nước, chàm… nặng hơn, da trẻ dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn gây bệnh (cầu khuẩn) gây chốc, nhọt, u mềm lây, thủy đậu…

Bệnh liên cầu lợn và cách phòng, chống

Bệnh liên cầu khuẩn lợn do Streptococcus suis (S.suis) gây nên, bệnh xảy ra trên lợn là chủ yếu, ở nhiều nơi trên thế giới và gây tổn thất lớn về kinh tế. Bệnh liên cầu lợn có thể lây cho người, vì vậy nó được xếp vào nhóm các bệnh lây truyền từ động vật sang người.

Noong Luông: Chuyển biến nhận thức của người dân về chăm sóc sức khoẻ

(HBĐT) - Tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ của y tế cơ sở tăng lên gấp 2, gấp 3 lần, chất lượng cuộc sống của bà con ngày càng cải thiện, số cặp vợ chồng độ tuổi sinh đẻ áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại chiếm tới 93,5% là thành quả của việc kiên trì tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của người dân xã Noong Luông, huyện Mai Châu.

Thuốc Đông y với thai phụ: “Tẩm” thế nào cho “bổ”?

Nên hay không nên dùng thuốc y học cổ truyền trong thời kỳ mang thai? Các bác sĩ Đông y khuyên rằng “nên”. Nhưng uống như thế nào và cắt thuốc ở đâu lại là vấn đề khác. Theo các chuyên gia, nếu lạm dụng thuốc hay dùng sai cách, hậu quả sẽ khôn lường...

Chấn chỉnh việc cung ứng thuốc vào bệnh viện

Lãnh đạo Bộ Y tế và các vụ, cục ngày 6-5 đã họp với lãnh đạo các bệnh viện (BV) K, Nhi Trung ương, Việt Đức, Bạch Mai, Phụ sản Trung ương - Hà Nội để lấy ý kiến cho chỉ thị của bộ trưởng bộ này về chấn chỉnh cung ứng và sử dụng thuốc trong BV sắp ban hành

Dịch lợn tai xanh diễn biến phức tạp

Hiện nay, tại tỉnh Quảng Ninh đã xảy dịch lợn tai xanh với số lượng gần 200 con gồm: xã Nguyễn Huệ (Đông Triều) có 15 con lợn thịt mắc bệnh; thôn Vị Khê, xã Liên Vị (Yên Hưng), dịch xảy ra trên đàn lợn của 22 hộ chăn nuôi, với số lượng 92 con và phường Hà Khẩu (TP Hạ Long) có 82 con mắc bệnh, trong đó hai con đã chết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục