Thuốc dextromethophan không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi.
Một trong những thuốc dùng dể giảm ho là dextromethophan. Đây là thuốc giảm ho có tác dụng lên trung tâm ho ở hành não, được dùng để giảm ho trong điều trị ho không có đờm (ho khan), ho mạn tính, điều trị triệu chứng ho do họng và phế quản bị kích thích (cảm lạnh thông thường) hoặc hít phải các chất kích thích... Thuốc không có tác dụng long đờm.
Trong các chế phẩm trị ho và cảm lạnh trên thị trường hiện nay, dextromethophan thường được dùng phối hợp với nhiều chất khác như acetaminophen (hạ nhiệt giảm đau), clopheniramin (chống dị ứng), pseudoephedrin, phenylpropanolamin...
Với liều điều trị tác dụng chống ho của thuốc kéo dài 5-6 giờ, độc tính thấp, ít gây tác dụng phụ ở đường tiêu hoá. Tuy nhiên, với liều cao có thể gây ức chế hệ thần kinh trung ương hoặc suy hô hấp. Khi dùng các chế phẩm phối hợp cần lưu ý để không dùng quá liều.
Không dùng thuốc cho người quá mẫn cảm với dextromethophan và các thành phần khác của thuốc, người bệnh đang điều trị các thuốc ức chế monoamin oxydase (MAO) vì có thể gây những phản ứng nặng như sốt cao, chóng mặt, tăng huyết áp, chảy máu não, thậm chí tử vong. Do thuốc có thể gây buồn ngủ nên tránh dùng cùng với các thuốc ức chế thần kinh trung ương (vì có thể tăng cường tác dụng ức chế thần kinh trung ương của những thuốc này hoặc của dextromethophan), tránh dùng đồng thời với các thuốc ức chế MAO và rượu. Không dùng thuốc cho trẻ em dưới 2 tuổi.
Cần thận trọng dùng cho người bệnh bị ho có quá nhiều đờm, ho mạn tính ở người hút thuốc, hen hoặc tràn khí, người bệnh có nguy cơ bị suy giảm hô hấp. Dùng dextromethophan có liên quan đến giải phóng histamin nên thận trọng với trẻ em bị dị ứng. Khi lạm dụng thuốc (dùng liều cao kéo dài) có thể xảy ra tình trạng lệ thuộc thuốc. Những người bệnh có nguy cơ suy hô hấp và những người bệnh có ho khạc đờm, thời gian tối đa dùng thuốc không quá 7 ngày.
Tuy nhiên, trong quá trình dùng thuốc ngay ở liều điều trị người bệnh cũng có thể sẽ gặp các hiện tượng: chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn, nhịp tim nhanh, nổi mày đay, buồn ngủ, rối loạn tiêu hoá, hành vi kỳ quặc (do ngộ độc thuốc). Đây là các tác dụng phụ do thuốc gây ra.
Lưu ý, trong nhiều trường hợp việc uống thuốc giảm ho để ngăn chặn ho, làm giảm cơ chế bảo vệ quan trọng của phổi, do vậy dùng thuốc giảm ho cần có sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Theo Báo SKĐS
(HBĐT) - Ngày 13/5, Bệnh viện Nội tiết tỉnh tổ chức tập huấn kỹ năng khám sàng lọc, quản lý bênh đái tháo đường tại cộng đồng cho hơn 60 học viên của các bệnh viện, trung tâm y tế các huyện và 34 xã trong dự án phòng chống bệnh đái tháo đường của bộ y tế.
Ngày nay, dù thông tin khoa học và kiến thứuc đã nâng cao nhưng vẫn còn đó nhiều quan niệm sai lầm của một số bậc phụ huynh, xuất phát từ truyền miệng và lưu truyền này đến thế hệ khác. Dưới đây là những sai lầm thường gặp có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Một bệnh nhân nữ 65 tuổi, trú tại quận Đống Đa hiện đang được điều trị tại bệnh viện Bệnh nhiệt đới TƯ vì bệnh tiêu chảy cấp. Kết quả cấy phân của bệnh nhân này cho thấy dương tính với phẩy khuẩn tả.
Trong chúng ta ai cũng đã phải dùng đến thuốc. Thế nhưng có mấy ai biết rằng khi vào cơ thể thuốc có những cách tác dụng nào?
Sau đây là một số lời khuyên của các chuyên gia nhằm giúp bạn chống chọi với cái nóng nực của mùa hè.
(HBĐT) - Trong 2 ngày 10 - 11/5, Đoàn kiểm tra liên ngành số 1 thuộc Ban chỉ đạo liên ngành về VSATTP tỉnh đã tiến hành kiểm tra điều kiện VSATTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên đại bàn 2 huyện Lương Sơn và Lạc Thủy. Đoàn làm việc gồm có lãnh đạo, đại diện Chi cục VSATTP, Sở KH-CN , Chi cục Thú y, Chi cục Quản lý thị trường…