Huyện Tân Lạc đang triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống dịch tai xanh ở lợn.

Huyện Tân Lạc đang triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống dịch tai xanh ở lợn.

(HBĐT) - Vừa qua UBND tỉnh đã công bố dịch lợn tai xanh tại huyện Tân Lạc. Để bạn đọc hiểu rõ hơn về dịch bệnh tai xanh, cách nhận biết thịt lợn nhiễm bệnh, cách phòng tránh bệnh, phóng viên HBĐT đã có cuộc phỏng vấn ông Phạm Vinh Xương, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh xung quanh vấn đề này.

 

PV: Xin ông cho biết những triệu trứng của bệnh tai xanh ở lợn?

 

Ông Phạm Vinh Xương: Bệnh tai xanh dễ ghép với các bệnh khác như bệnh tụ huyết trùng lợn, tả lợn, liên tụ cầu dung huyết lợn. Triệu trứng đầu tiên có hiện tượng bỏ ăn hoặc ăn ít, sốt cao 41-41,50C, ở tai, bụng, chân xuất hiện những vết xung huyết. Những vết này đỏ lên như phát ban. Sau 3 ngày những vết xung huyết tím lại. Con vật chảy nước mũi. Quanh lỗ mũi bẩn do hít nhiều bụi. Lợn thở nhanh, thở khó. Khi mổ khám phổi bị nhục quá (có màu xám hồng cứng chắc phổi) đặc biệt ở thùy đỉnh. Nước bao tim tích nước vàng. Gan, lách, dạ dày bình thường.

 

PV: Thịt lợn bệnh tai xanh có những dấu hiệu gì?

 

Ông Phạm Vinh Xương: Phát hiện thịt lợn tai xanh là khó vì đây là bệnh mới mà thế giới gọi là bệnh bí hiểm. Những dấu hiệu của thịt lợn có thể tím trên da hoặc không. Thịt lợn bình thường không xuất huyết trên da, gan không sưng. Nếu người tiêu dùng thấy thịt lợn trên da có vết đỏ hoặc tím, có mùi lạ thì không nên mua. Tốt nhất là nên mua thịt lợn biết rõ nguồn gốc xuất xứ của và đã được kiểm dịch.

 

PV: Làm gì để tránh sử dụng phải thịt lợn bệnh?

 

Ông Phạm Vinh Xương: Bản thân bệnh tai xanh không nguy hiểm nhưng khi ghép với bệnh liên tụ cầu dung huyết có thể lây sang người làm tổn thương nghiêm trọng thậm chí dẫn đến tử vong nếu không chữa trị kịp thời. Vi rút liên tụ cầu có thường xuyên trong môi trường sống. Do vậy, để phòng tránh bệnh người tiêu dùng nên tránh ăn thức ăn sống từ lợn như tiết canh hoặc thịt lợn chưa nấu chín, kỹ. Bệnh tai xanh có thể lây truyền trực tiết bằng đường máu  qua những vết xước, đứt trên cơ thể. Do vậy, khi tiếp làm thịt lợn thì cần dùng găng tay bảo hộ. hạn chế tiếp xúc trực tiếp với thịt lợn. Nếu bị nhiễm thì dùng ngay thuốc sát trùng như cồn.

 

Vậy người tiêu dùng làm gì khi nhiễm bệnh tai xanh?

 

Ông Phạm Vinh Xương: Sau khi ăn thịt lợn nhiễm bệnh người bệnh có các triệu trứng bất thường như sốt cao, hôn mê khó thở, trụy tim nhiễm độc máu, gan, viêm thận thì cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để điều trị không nên tự chữa bệnh ở nhà.

 

PV: Để phòng tránh bệnh người chăn nuôi phải làm gì?

 

Ông Phạm Vinh Xương: Bệnh lợn tai xanh không có thuốc chữa. Việc tiêm vac xin cho lợn theo định kỳ là biện pháp duy nhất và hiệu quả nhất giúp phòng dịch cho lợn. Vì vậy, người chăn nuôi cần thực hiện nghiêm các quy định về tiêm phòng. Thường xuyên tiêu trùng khử độc chuồng trại nhằm hạn chế các loại dịch bệnh có thể xảy ra. Khi phát hiện lợn ốm, chết, người dân phải báo ngay cho các cơ quan chức năng trên địa bàn nhằm phát hiện kịp thời và có biện pháp ngăn chặn dịch không để lây lan ra diện rộng. Không được bán mua bán vận chuyển giết mổ lợn ốm.

 

PV: Khi muốn mua, bán lợn thì cần những điều kiện gì?

 

Ông Phạm Vinh Xương: Khi mua lợn cần xem rõ nguồn gốc xuất xứ lợn giống và đã qua kiểm dịch của ngành thú y. Khi đưa lợn về nuôi thì cần báo cho trạm thú y cơ sở biết để theo dõi. Nuôi tách đàn 10-15 ngày sau đó mới nhập đàn. Khi bán lợn trong tình trạng khỏe mạnh và đã được tiêm phòng bệnh dịch do ngành thú y quy định. Trước khi xuất bán vận chuyển đi xa ngành thú y đến kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận đã kiểm dịch. 

 

P.V: Xin cảm ơn ông!

 

                                                                                    Việt Lâm

                                                                                     (thực hiện)

 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục