Đến ngã ba Mỹ Hòa, thị trấn Phù Mỹ, huyện Phù Mỹ (Bình Định), hỏi nhà thầy Tuấn làm thuốc nam ai cũng biết. Người lái xe ôm nói, chính thầy Tuấn là "ân nhân" chữa khỏi bệnh viêm xoang sàn cho anh cách đây một năm.

 

Thầy Tuấn tên thật là Trần Đình Tuấn, năm nay đã bước qua tuổi ngũ tuần. Nghề thuốc của ông Tuấn được ông nội truyền lại sau nhiều năm theo ông bôn ba lặn lội tìm thuốc cứu người ở tận chốn rừng sâu, núi đá thuộc các huyện An Lão, Hoài Ân (Bình Định), Gia Lai, Kon Tum…

“Hồi đó nhiều dịch bệnh, toàn loại khó chữa, thuốc tây chưa phổ biến như bây giờ, hệ thống bệnh viện còn nghèo nàn và xa nên người dân chỉ dùng thuốc Nam hoặc cúng bái. Tuy nhiên, ông nội tôi chuyên dùng thuốc Nam để chữa cho người, còn cúng bái thì… chịu”, ông Tuấn kể.

Theo ông, cho đến nay, mỗi năm ông đã chữa khỏi bệnh cho hàng trăm người cả trong và ngoài tỉnh. Tiếng lành đồn xa, nhiều người ở tận Sài Gòn, Đà Lạt, Quảng Ngãi, Quảng Nam… cũng tìm đến ông nhờ chữa bệnh.

Ông Tuấn đang bắt mạch kê đơn. Ảnh: Minh Thảo.

Tất cả loại thuốc mà ông Tuấn bốc đều được lấy từ trong rừng, có loại lấy rễ, loại lấy lá, thân... về trộn với nhau tạo thành một phương thuốc. Có bệnh thì đun thuốc lên lấy nước uống, có bệnh phải hơ cho ấm đắp vào chỗ đau, có khi phải nấu thuốc cho sôi lên để xông... Ông thầy thuốc này tiết lộ, ví dụ để chữa viêm xoang sàn, ông dùng 7 vị thuốc gồm: dây lẹo trắng, cây é dòi, dây lưỡi đồng, dây lạc tiên, cây lá lốt, quýt gai, cây táo gai. Tất cả bằm nhỏ, phơi, trộn chung theo tỷ lệ nhất định để sắc nước uống.

“Trước đây để tìm thuốc chỉ đi loanh quanh trong làng là được, nhưng nay do nạn phá rừng, phát nương làm rẫy nhiều nên muốn tìm được cây thuốc có khi phải đi cả ngày đường”, ông Tuấn vừa vạt thuốc trong sân vừa nói.

Cũng vì thế nên lúc đầu ông không lấy tiền thuốc mà chỉ chữa bệnh giúp người ngặt nghèo. Nhưng về sau, vì có loại ông phải đặt mua từ các nơi về, nên phải lấy tiền của người bệnh để bù vào khoản chi phí này. Hiện nay, ông Tuấn lấy tiền thuốc với giá 50.000 đồng cho 3 thang.

Tuy nhiên, có những người nghèo, ở xa tới, thầy cho không, không lấy đồng nào. “Người thầy thuốc phải có cái tâm và không bao giờ được nghĩ đến chuyện làm giàu trên nỗi khổ của người khác”, đó là điều ông luôn nằm lòng khi làm nghề bốc thuốc cứu người.

Ông Tuấn hiện vẫn giữ cẩn thận hàng trăm lá thư cảm ơn của bệnh nhân khắp nơi gửi về. Phóng viên VnExpress.net đã “lén” ghi lại vài địa chỉ và tìm gặp họ để kiểm chứng.

Người đầu tiên là chị Phạm Thị Phụng (32 tuổi) ở thôn Khánh Hòa, Nhơn Khánh, An Nhơn (Bình Định), một bệnh nhân bị tiểu đường đã được thầy Tuấn "chữa khỏi bệnh". Nghe có người tìm gặp, chị Phụng chạy vội từ ngoài đồng về tiếp khách.

Chị Phụng kể, chị bị tiểu đường mới chỉ cách đây 3 năm, nhưng khi đi xét nghiệm thì nồng độ đường trong máu tăng rất nhanh (10, 11). Người lúc nào cũng bủn rủn chân tay, mắt mờ, nhiều khi không thấy đường, không làm việc gì được. Chị đã lặn lội đến nhiều bệnh viện ở Sài Gòn khám bệnh, điều trị nhưng bệnh tình không thuyên giảm.

"Tôi cũng tìm nhiều phương thuốc dân gian để uống nhưng vẫn không có kết quả. Một hôm tình cờ, tôi nghe một người bà con giới thiệu thầy Tuấn ở Phù Mỹ có thể chữa được bệnh tiểu đường bằng thuốc Nam, vợ chồng tôi đã tìm đến nơi để nhờ thầy bắt mạch, bốc thuốc”, người phụ nữ này nói.

Lúc đầu, thầy Tuấn bốc cho chị Phụng uống 8 thang. Uống hết thuốc, chị Phụng xuống Bệnh viện An Nhơn xét nghiệm thì thấy lượng đường trong máu đã giảm xuống còn 6,5. Sau đó, ông cho bệnh nhân ăn uống thoải mái không kiêng khem gì. Lúc đầu chị Phụng sợ không dám theo lời thầy, nhưng khi được mọi người động viên, chị mạnh dạn ăn uống như người bình thường, ăn cả chất ngọt.

“Ăn uống như thế nhưng đường huyết của tôi không hề tăng hay có các triệu chứng của bệnh tiểu đường như trước nữa mới lạ chứ”, chị Phụng nhớ lại. Người phụ nữ này tiếp tục nhờ thầy Tuấn bốc thêm 50 thang thuốc nữa để uống trong vòng một tháng. Dứt thuốc, chị Phụng lại xuống bệnh viện kiểm tra thì nồng độ đường trong máu đã trở về chỉ số bình thường 4,3. “Giờ tôi đã khỏe mạnh hoàn toàn, làm việc đồng áng bình thường, ăn uống không phải kiêng khem gì nữa”, chị Phụng xác nhận.

Qua tiếp xúc với một số người bị bệnh tiểu đường được thầy Tuấn chữa, điều đặc biệt là sau vài thang thuốc, họ đều được ông yêu cầu ăn uống bình thường, không cần kiêng khem gì để ông nắm bắt diễn biến bệnh, nhằm bốc thuốc phù hợp.

Một trường hợp khác là anh Bùi Văn Chính (49 tuổi) ở xã Mỹ Trinh, huyện Phù Mỹ (Bình Định), một người bị viêm xoang sàn nhiều năm mới được thầy Tuấn chữa bớt bệnh.

Anh Chính bị viêm xoang sàn kéo dài hơn 6 năm, đã chữa trị Đông - Tây y đủ loại, nạo, mổ đủ kiểu nhưng bệnh vẫn tái phát. Mỗi lần trái gió trở trời, bệnh viêm xoang sàn khiến anh đau nhức không chịu nổi. “Chỉ với chục thang thuốc vừa uống vừa xông trong vòng một tuần của thầy Tuấn, tôi đã khỏi hẳn bệnh”, anh Chính kể.

"Hiện giờ tôi đã không còn bị 'đau đầu như bổ củi' nữa, đã vậy lại không phải ăn uống kiêng cử (chất tanh) gì nữa hết", anh Chính cho biết thêm.

Trao đổi với VnExpress.net, ông Võ Trưng, Trạm trưởng Trạm y tế xã Mỹ Hòa, huyện Phù Mỹ, cho biết: “Tôi đã nghe nhiều người nói về việc ông Tuấn chữa khỏi bệnh tiểu đường, nhất là bệnh viêm xoang sàn và một số bệnh khác. Tuy nhiên, hiệu quả đến đâu thì cần có cơ quan chuyên môn thẩm định một cách thấu đáo”.

Còn theo ông Trần Văn Thể, Chủ tịch UBND xã Mỹ Hòa: “Ông Tuấn chỉ chữa bệnh bằng thuốc Nam chứ không cúng bái theo kiểu mê tín dị đoan. Bệnh nhân chủ yếu là từ địa phương khác đến bốc thuốc rồi đem về uống, không lưu trú, không tụ tập đông người nên cũng không ảnh hưởng gì đến an ninh trật tự ở địa phương”.

 

                                                                        Theo VnExpress

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục