Ép ăn cũng làm tình trạng chán ăn trầm trọng hơn
Các bà mẹ thường có những sai lầm khiến trẻ chán ăn hoặc ăn không đủ dưỡng chất. Theo BS Đào Thị Yến, TT Dinh dưỡng TPHCM, những sai lầm thường thấy khi cho trẻ ăn là:
Cho ăn nước hầm, bỏ cái
Rất nhiều bà mẹ quan niệm nước hầm thực phẩm là thức ăn đặc biệt bổ dưỡng cho trẻ. Thực tế khi hầm nhừ, không phải tất cả chất bổ tinh túy nhất của thực phẩm đã tan vào trong nước, phần cái còn lại chỉ là xác. Cụ thể như chất đạm (trong thịt, cá, tôm,...) có hầm trong bao lâu thì vẫn chỉ có ở phần xác mà không tan vào trong nước, chất xơ trong rau củ cũng vậy.
Vì thế, muốn trẻ nhận đủ các chất dinh dưỡng thì phải cho ăn cả phần cái (xác) của thực phẩm bằng cách băm nhuyễn, cắt nhỏ, nấu mềm... Phần nước hầm có vị ngọt rất ngon nhưng thực chất không có giá trị dinh dưỡng bao nhiêu. Vì vậy mới có câu nói “Khôn ăn cái, dại ăn nước”.
Ăn mãi món bổ vẫn ốm
Rất nhiều bà mẹ cho biết ngày nào cũng tốn cả giờ hầm xương với khoai tây, cà rốt để nấu cháo cho trẻ ăn mà trẻ vẫn ngày càng ốm trong khi mẹ thì ngày càng mập dù chỉ ăn thịt còn sót lại trong cục xương hầm.
Khi được hỏi “Nếu ăn canh xúp này liên tục trong một tuần, chị ăn nổi không?” thì các bà mẹ mới nhận ra sai lầm của mình. Trẻ nhỏ nhưng cũng đã biết thưởng thức mùi vị, ăn mãi nước xương làm sao mà không ngán và không phải món ngon của mẹ luôn là món ngon của con. Vì thế cho trẻ ăn uống đa dạng, đổi món thường xuyên mới là cách tốt nhất để trẻ nhận được nhiều loại chất dinh dưỡng mà không bị ngán.
Nấu một nồi to, hâm đi hâm lại
Do bận rộn, một số bà mẹ đã phải làm cách này vì thời gian hầm một nồi cháo khá lâu mà bé thì ăn mỗi bữa không nhiều. Điều này rất sai lầm vì khi bạn nấu một nồi cháo đầy đủ dinh dưỡng, chỉ cần hâm lại thì lượng vitamin trong rau sẽ mất rất nhiều và có mùi vị khó ăn, trẻ cũng sẽ rất ngán vì phải ăn 3 bữa có cùng mùi vị.
Tại sao bạn không hầm một nồi cháo trắng khoảng 3 chén, sau đó múc ra 1 chén để nấu riêng với thịt heo, rau mồng tơi... để ăn sáng, cất phần cháo trắng còn lại vào tủ lạnh rồi bữa trưa múc ra 1 chén để nấu với thịt bò, rau lang..., chén cháo còn lại nấu chung với đậu hũ, bí đỏ... chẳng hạn. Lưu ý phần rau củ nên băm nhỏ để trẻ nhận được đủ chất dinh dưỡng, rau chỉ nên nấu một lần.
Lạm dụng máy xay sinh tố
Có nhiều trẻ lớn 3-4 tuổi, mọc đủ răng rồi mà vẫn phải cậy nhờ vào máy xay sinh tố vì cứ ăn thứ gì lợn cợn vào cũng bị nhợn ói. Điều này thường xảy ra ở những trẻ “con cưng” mà bà mẹ thì quá sợ việc trẻ nhợn ói.
Để tránh điều này, bạn nên tập trẻ ăn những thức ăn phù hợp trong từng thời điểm: 6 tháng tuổi tập ăn bột loãng rồi sệt dần, 7-8 tháng ăn cháo nhuyễn hoặc bột đặc, 12 tháng tập quen với cháo nấu còn hột và các thức ăn mềm (như phở, bún, nui...), 2 tuổi mọc đủ răng hàm thì ăn cơm.
Khi chuyển tiếp chế độ ăn, những bữa đầu mới tập có thể trẻ sẽ nhợn ói nhưng sau đó sẽ quen dần. Nên chuyển đổi dần dần để trẻ dễ thích nghi. “Cai” máy xay sinh tố bằng cách xay thô dần (thời gian xay ngắn lại), sau đó ăn cháo nấu đánh qua rây inox có lỗ hơi to, chuyển dần với cháo hột, cháo đặc, cơm nhão chan canh, rồi cơm hột.
Lưu ý cảm giác khi nêm thức ăn
Trẻ nhỏ có vị giác tốt hơn người lớn rất nhiều vì khi càng lớn tuổi thì lưỡi càng bị “chai”. Nhiều người khi về già thì bị mất một phần cảm xúc vị giác. Vì vậy, khi nêm nếm thức ăn cho trẻ, bạn cần nêm nhạt hơn cảm giác ở lưỡi của bạn một chút. Nếu bạn nêm vừa cảm giác ở lưỡi của bạn thì có thể đã quá mặn hoặc quá ngọt so với trẻ.
Theo DanTri
(HBĐT) - Mới 21 tuổi, cô gái Đặng Thị Mai đã được bà con dân tộc Dao, Mường ở xóm Tra, xã Toàn Sơn, huyện Đà Bắc chọn làm y tế thôn bản với nhiệm vụ theo dõi tình hình sức khoẻ ở địa bàn. Tuổi còn trẻ, thiếu cả kiến thức và kinh nghiệm, cô đã bắt đầu công việc của mình bằng trau dồi vốn hiểu biết, học hỏi các cô, các chú y tế thôn bản đi trước trong việc tiếp cận người dân.
Theo y học cổ truyền, chứng rối loạn tiêu hóa được xếp theo hệ tiêu hóa. Hệ này có chức năng của tỳ vị. Nói đến rối loạn tiêu hóa là nói đến hậu thiên trực tiếp đến tỳ vị. Nội kinh có ghi: “Thức ăn nước uống đều vào dạ dày, biến đổi ra chất tinh dịch, hợp với khí ở dạ dày đi khắp cơ thể”. Nếu ăn uống không tiết độ thì dạ dày bị bệnh trước, tạng tỳ thọ bệnh sau…
Đột quỵ là một bệnh hiện nay khá phổ biến. Bệnh có tỉ lệ tử vong và gây tàn phế rất cao. Việc điều trị triệt để là một trong những biện pháp quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng này. Một trong những phương pháp điều trị là dùng các thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch.
Viêm nướu răng là một bệnh rất thường gặp ở trẻ em do nhiễm trùng những mô mềm xung quanh nâng đỡ cho răng. Nếu nướu của trẻ bị sưng và chảy máu khi chải răng, trẻ có thể bị viêm nướu.
Mỗi năm đến mùa thi, tình hình kinh doanh các thuốc “tăng cường triứ nhớ” lại nóng lên. Phụ huynh tự động đến nhà thuốc mùa các thuốc được rỉ tai nhau để “bồi bổ” cho sĩ tử ở nhà. Bản thân các sĩ tử thì cũng kháo nhau và “tự kê đơn” một số sản phẩm hướng thần kinh… bài viết này nhằm mục đích trình bày những quan điểm y học về thuốc “tăng cường trí nhớ” nhằm giúp các sĩ tử học hành hiệu quả, mang đến kết quả tốt nhất trong mùa thi.
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Đa khoa huyện Đà Bắc đã đảm bảo chế độ khám, chữa bệnh phục vụ 5.095 lượt bệnh nhân, trong đó thực hiện điều trị nội trú cho 1.072 trường hợp với 5.175 ngày nằm điều trị nội trú, 135 bệnh nhân điều trị ngoại trú. Đơn vị hiện có 80 giường bệnh phục vụ công tác điều trị, công suất sử dụng giường bệnh đạt 89%.