Năm qua, Hội đông y tỉnh đã khám và điều trị cho hơn 400.000 bệnh nhân

Năm qua, Hội đông y tỉnh đã khám và điều trị cho hơn 400.000 bệnh nhân

(HBĐT) - Hội Đông y tỉnh được thành lập từ năm 1958 với 700 hội viên sinh hoạt trong 8 huyện, thị hội. Đến nay, Hội Đông y tỉnh đã phát triển trên 2000 hội viên và 208 chi hội. Với đội ngũ lương y có chuyên môn vững vàng, giàu kinh nghiệm và sự phong phú của cây thuốc nam, Hội Đông y tỉnh đã và đang góp phần không nhỏ vào công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn.

 

Lương y Nguyễn Minh Hiển, Phó Chủ tịch Hội Đông y tỉnh cho biết: Trong 2 cuộc kháng chiến, khi các loại thuốc tây còn kham hiếm, đội ngũ y, bác sỹ còn khá non trẻ thì thuốc Nam Hòa Bình đã góp phần quan trọng trong phòng và điều trị bệnh cho chiến sỹ trên chiến trường. Từ các bệnh như sốt rét, nắn bó gãy xương, đau dây thần kinh, đau bụng… gần như phụ thuộc hoàn toàn vào các bài thuốc được lưu truyền trong dân gian. Đến nay, tuy tây y đã phát triển nhưng lại gây ra nhiều tác dụng phụ khi dùng thuốc nên Đông y vẫn tiếp tục được coi trọng. Trong năm vừa qua, theo thống kê chưa đầy đủ, Hội Đông y tỉnh đã khám và điều trị cho trên 400.000 bệnh nhân bằng nhiều hình thức như dùng thuốc nam, thuốc bắc, thuốc dân tộc, châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt…

 

Thực hiện lời dạy của Bác “Lương y như từ mẫu”, đội ngũ cán bộ, hội viên luôn ân cần, tận tụy, vận dụng hết kiến thức và kinh nghiệm vào điều trị cho bệnh nhân. Nhằm giúp đỡ những bệnh nhân nghèo, khó khăn, năm qua, Hội đã tổ chức nhiều buổi khám chữa bệnh nhân đạo, cấp phát thuốc miễn phí cho thương bệnh binh, gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng, các hộ thuộc vùng sâu, vùng xa… Nhờ đó đã có 1.512 người được khám, chữa bệnh và cấp phát thuốc miễn phí với tổng số tiền trên 51 triệu đồng. Điển hình của phong trào đó là Hội Đông y các huyện Lương Sơn, Yên Thủy, Mai Châu, Hội Đông y CTCP YHDT Hòa Bình và CTCP YDH Cổ truyền Hòa Bình.

 

Để phương thức chữa bệnh bằng đông y được ngày càng nhân rộng, Tỉnh hội và các cấp hội chủ động tuyên truyền đến cán bộ, hội viên và nhân dân xây dựng vườn thuốc nam và tủ thuốc xanh tại nhà. Hiện nay, toàn tỉnh có 198 vườn thuốc nam tập thể và 1.500 tủ thuốc xanh gia đình. Một số cơ sở Hội đã nuôi động vật làm thuốc như hươu, rắn, tắc kè… và trồng các loại thuốc quý như cỏ nhung, quế, hồi, xạ đen… Nhờ đó đã đáp ứng kịp thời thuốc chữa bệnh, thực hiện đúng với phương châm “Thầy tại chỗ, thuốc tại vườn, chữa bệnh tại nhà”. Năm 2009, tỉnh Hội đã khai thác và thu mua được 213.520kg dược liệu các loại và chế biến thành thuốc viên, thuốc bột, nước và hàng chục vạn thang thuốc phục vụ nhân dân. Bên cạnh đó, để các phương thuốc, bài thuốc quý được nhân rộng trong nhân dân, Tỉnh hội đã tổ chức nhiều buổi hội thảo khoa học và hội nghị kế thừa các bài thuốc hay, cây, con thuốc quý của các dân tộc giữa các lương y. Qua đó đã tập hợp được 52 bài thuốc, kinh nghiệm chữa bệnh rồi cho đăng tải trên các tạp chí và phổ biến rộng rãi trong nhân dân.

 

Lương y Nguyễn Minh Hiển cho biết thêm: Cây thuốc của Hòa Bình có tác dụng hỗ trợ và điều trị u bướu đặc biệt là các khối u ở gan hay các bệnh tiêu hóa như đại tràng, đau dạ dày… cộng với đội ngũ lương y giỏi, giàu kinh nghiệm như lương y Đinh Thị Phiển, Bùi Phượng, Bùi Thị En… đã góp phần tinh cực trong hỗ trợ và điều trị nhiều bệnh mãn tính mang lại hiệu quả tích cực. Tuy vậy, hiện nay do tình trạng chặt, phá rừng bừa bãi; việc khai thác cây thuốc không có kế hoạch nên nhiều loại cây thuốc quý đang dần khan hiếm. Đồng thời với điều đó, đội ngũ lương y đang ngày một già yếu đã gây nhiều khó khăn trong công tác lưu giữ, kế thừa và phát triển các bài thuốc, các kinh nghiệm hay trong khám, chữa bệnh.

 

Với những kết quả đã đạt được trong công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, 5 năm liền (2005 – 2009) Hội Đông y tỉnh được UBND tỉnh tặng bằng khen và trong năm 2009 Hội vinh dự được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

 

 

 

                                                                                        Hồng Nhung

Các tin khác


Ngăn chặn dịch sởi lây lan vì đã có 42 ca mắc và nghi mắc

Cả nước đã ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố.

Triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm 

Sáng 18/3, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND, cán bộ phụ trách công tác y tế các huyện, thành phố.

Ra quân vận động người dân tham gia bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày 16/3, hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức lễ phát động ra quân chương trình "Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam xung kích, tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế” (BHXH, BHYT). Chương trình được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tất cả các bưu điện tỉnh, thành phố, trung tâm toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam.

Huyện Tân Lạc quan tâm thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng ở huyện Tân Lạc đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai và thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ được uốn ván sơ sinh; giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà; giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi; mở rộng diện bao phủ các vắc xin viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn ở địa phương.

Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường

Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, có trẻ mắc bệnh khi mới 5 tuần tuổi. Trẻ ho gà có biểu hiện như thế nào? Cách phát hiện sớm ho gà, phân biệt ho gà và ho thông thường ra sao?

Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục