Để giúp trẻ uống thuốc dễ dàng, các nhà bào chế dược phẩm đã cho ra đời dạng thuốc siro có đường ngọt, một số loại còn có mùi thơm hoa quả cho trẻ thích uống. Liều lượng được tính bằng thìa cà phê (loại thìa nhỏ) để cho trẻ uống được dễ dàng. Tuy nhiên, khi cho trẻ dùng thuốc này, cần lưu ý mấy điều sau:

 

- Thuốc có hàm lượng đường cao, không cho trẻ uống ngay trước bữa ăn, vì đường được hấp thu rất nhanh. Đường trong máu trẻ tăng lên dễ gây cảm giác no, dẫn đến kém ăn.

 Không nên cho trẻ uống siro trước bữa ăn.       Ảnh: T.L

- Không cho uống trước khi đi ngủ, vì chất đường bám vào răng dễ lên men chua làm hỏng men răng, gây sâu răng. Nếu cho trẻ uống buổi tối, sau đó cần uống nhiều nước, súc miệng kỹ, nếu trẻ lớn có thể đánh răng được thì nhất thiết phải đánh răng kỹ.

- Với các loại thuốc bổ máu có chất sắt (Ferinsol, Tot'hema, sắt peptonat hòa tan...) nếu dùng cho trẻ em bị thiếu máu do thiếu sắt, khi cho uống, tránh cho thuốc tiếp xúc trực tiếp với răng, vì dễ làm cho răng có màu nâu xỉn. Có thể dùng ống hút, nhỏ giọt hoặc dùng thìa đưa sâu vào miệng trẻ. Không cho trẻ uống thuốc cùng với sữa bò, hoặc uống vào sát thời điểm bú mẹ để tránh tạo thành chất sắt không hòa tan, cản trở sự hấp thu sắt. Lưu ý là khi uống thuốc này, phân trẻ sẽ có màu đen, nhưng điều đó là bình thường, không nên lo ngại gì. Khi ngừng uống thuốc, phân sẽ trở lại bình thường.

                                                                                      Theo Báo SKĐS

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Cán bộ Chi cục VSATTP hướng dẫn cơ sở vi phạm các quy định về VSATTP
Không có hình ảnh

Ung thư phổi phổ biến nhất và gây tử vong cao nhất

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa công bố thông số thống kê mới cho thấy, trong năm 2008, trên thế giới có 12,7 triệu người bị phát hiện ung thư, có tới 7,6 triệu người tử vong vì căn bệnh này, trong đó đa số là những bệnh nhân ở các nước đang phát triển.

Nhiều bất cập trong đấu thầu, cung ứng và quản lý giá thuốc tại các cơ sở khám chữa bệnh

(HBĐT) - “Hiện nay giá thuốc đấu thầu tại các cơ sở KCB có sự chênh lệch. Nhiều nơi cùng loại thuốc, cùng nhà sản xuất nhưng mức giá chệnh lệch lên đến 45%. Điều này đã vô tình làm thất thoát một số tiền không nhỏ của nhân dân. Việc cần làm ngay đó là thực hiện tốt công tác quản lý, cung ứng, sử dụng, thanh toán chi phí thuốc chữa bệnh và vật tư y tế tiêu hao cho  người có thẻ BHYT đảm bảo đạt hiệu quả, công bằng, tiết kiệm…”.

Loại bọ xít hút máu người tìm thấy ở Việt Nam: Không truyền bệnh nguy hiểm

Báo SK&ĐS số 104 ra ngày 1/7/2010 đã đăng bài viết Bọ xít hút máu người - Nguy hiểm đến đâu? trong đó khẳng định loại bọ xít mà các nhà khoa học Viện Sinh thái Tài nguyên sinh vật (thuộc Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam) đã phát hiện là loại bọ xít không gây truyền bệnh cho người bị hút máu.

Bệnh tim mạch - Sát thủ số một

Hiện nay, bệnh lý tim mạch là một thách thức lớn nhất cho con người và tuổi già là một thách thức của nhân loại bởi lão hóa là một quá trình tự nhiên xảy ra cho tất cả các cơ quan trong cơ thể. Những biến đổi do lão hóa ở hệ tim mạch là nguyên nhân góp phần gây ra các bệnh lý tim mạch ở người cao tuổi (NCT).

Hà Nội lại đối mặt với dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm

Từ 2 bệnh nhân tả được phát hiện trong tháng 4, tháng 5, đến nay, số bệnh nhân tả tại Hà Nội đã tăng lên rất nhanh. Trong 36 bệnh nhân tiêu chảy cấp nguy hiểm phải nhập BV Bệnh nhiệt đới T.Ư điều trị có tới 18 ca dương tính với khuẩn tả.

Đau đầu vì ngủ khi tóc chưa khô hẳn

Nghiên cứu mới đây nhất của các nhà khoa học Úc, khi ngủ với mái tóc ướt rất dễ gây đau nhức đầu, tạo cảm giác mệt mỏi khi thức dậy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục