Bệnh nhân đang được đo thính lực

Bệnh nhân đang được đo thính lực

Nhiều người, nhất là giới trẻ, đang coi việc thường xuyên đeo tai nghe để nghe nhạc là mốt thời thượng. Trong khi đó các bác sĩ thính học cảnh báo việc lạm dụng tai nghe có thể đẩy họ đến gần với nguy cơ bị điếc

 
Một nghiên cứu của tổ chức Y tế thế giới cho thấy, có đến 7% dân số thế giới bị điếc, và tỷ lệ ấy cũng đúng ở Việt Nam. Theo bác sĩ Đỗ Hồng Giang, phó khoa thính học, bệnh viện Tai mũi họng TP.HCM, nếu trước đây chứng lão thính xuất hiện ở những người già trong độ tuổi 60, thì nay lão thính đang trẻ hoá từ độ tuổi 30 – 40, trong đó có nguyên nhân nghe nhạc bằng tai nghe (earphone, headphone).
 
Ốc tai không chịu được tiếng ồn lâu
 
Bác sĩ Giang cho biết nhiều bạn trẻ nghe nhạc bằng tai nghe liên tục trong nhiều giờ, nhiều ngày nên tế bào thần kinh trong ốc tai làm việc quá sức, gây mệt mỏi.
 
Vì vậy, khi nghe người khác nói, bệnh nhân nghe mà không hiểu, không phân tích được, khả năng nhận biết lời nói kém, dù kết quả đo thính lực đồ cho thấy thính lực chưa thay đổi nhiều.
 
Theo giải thích của bác sĩ Giang, mỗi người có khoảng 16.000 tế bào của tai trong (hay ốc tai), trong đó 3.000 tế bào cho phép nghe, còn những tế bào khác có chức năng khuếch đại âm thanh và chọn lọc tần số.
 
Một sự vang âm quá mạnh trong ốc tai sẽ gây ra trạng thái kích thích, hậu quả là làm mệt thính giác. Sau đó, trầm trọng hơn là sự mất thính giác đối với những tần số cao.
 
“Gần đây, nhiều thanh thiếu niên quen dùng tai nghe để nghe nhạc ít nhất một đến hai giờ mỗi ngày, với cường độ lớn đến mức thậm chí người đối diện cũng nghe được! Nhiều bạn trẻ còn có thói quen nghe nhạc rồi ngủ quên luôn. Khi ngủ, não bộ cần nghỉ ngơi thì lại phải chịu đựng sự tra tấn của âm thanh. Hành vi có hại này làm biến đổi sự vận hành chức năng của các tế bào thính giác”, bác sĩ Giang nói.
 
Đa số phát hiện thì đã muộn
 
Nhiều bạn trẻ sau khi nghe nhạc xong, vẫn thấy lùng bùng trong lỗ tai hoặc nghe những âm thanh khác bị tắc nghẽn do sử dụng máy nghe nhạc trực tiếp bằng tai nghe với âm thanh lớn quá mức cho phép, nhưng họ không đến bệnh viện khám hay thăm khám quá muộn, khi mà thương tổn đã trở thành vĩnh viễn.
 
“Các triệu chứng có thể hồi phục trong vài giờ nhưng những bệnh cảnh “mệt thính giác” này phải được xem là một báo động. Nhiều bạn trẻ đeo tai nghe để nghe nhạc liên tục có cảm giác như lỗ tai bị bít lại, ù tai hay chóng mặt, nhức đầu, tức ngực, hoa mắt, mệt mỏi toàn thân… Đó có thể là những biểu hiện của một chấn thương âm thanh cấp tính, đe doạ chức năng thính giác”, bác sĩ Giang cảnh báo.
 
Theo bác sĩ Giang, sức nghe của tai sẽ giảm nếu mọi người tiếp xúc với âm thanh có cường độ 85 – 90db liên tục trên hai giờ/ngày và kéo dài một đến hai năm. Hiện hầu hết các máy nghe nhạc đeo tai đều có công suất cực đại đến 120db, gây ra nhiều áp lực âm thanh trực tiếp đến tế bào thần kinh.
 
Nguy hiểm là bệnh nhân không cảm thấy giảm thính lực ngay, mà phải vài năm mới nhận ra. Bởi tiếng ồn chỉ gây ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận âm thanh tần số cao, sau đó mới ảnh hưởng đến tần số thấp hơn là tiếng nói.
 
“Quá trình giảm thính lực diễn tiến âm thầm, khi bệnh nhân phát hiện tai mình nghe không rõ thì đã muộn!”, bác sĩ Giang nói.
 
Để thưởng thức nhạc mà không lo điếc
 
Có ba tác nhân dẫn đến giảm thính lực, đó là thời gian tiếp xúc với tiếng ồn, cường độ âm thanh và khoảng cách. Trên một giờ tiếp xúc với những âm thanh có cường độ mạnh, tai cần nghỉ ngơi tối thiểu một giờ. Không nên ngủ quên với headphone, earphone vẫn còn đeo tai. Nếu nghe nhạc to đến mức người ngồi xung quanh nghe được hoặc phải nói to hay hét lên khi trả lời ai đó, là dấu hiệu nhạc quá lớn, gây tổn thương đến tế bào thần kinh của tai.
 
Nên nghe nhạc bằng loa ngoài, còn đã dùng tai nghe, không nên vặn volume hết mức. Tuy nhiên, nếu nghe quá lớn và quá thường xuyên thì loa loại nào cũng gây ảnh hưởng đến thính lực. Đặc biệt, không nên nghe nhạc trong môi trường quá ồn ào vì người nghe phải điều chỉnh âm thanh lớn hơn tiếng ồn. Người có bệnh về tai ngoài, tai giữa càng không nên đeo tai nghe vì làm cho tai bị bí hơi, dẫn đến viêm tai.

 

                                                                                     Theo NLĐ

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Câu cá - thú vui tao nhã của người Hà Nội
Không có hình ảnh

Ngành Y tế Kim Bôi: Thắp sáng tinh thần y đức

(HBĐT) - Ngành y tế huyện Kim Bôi hiện có hơn 200 cán bộ, nhân viên, trong đó có 35 bác sĩ, 104 y sĩ. Toàn huyện có 13/28 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, 14 trạm y tế có bác sỹ.

Nắng nóng, trẻ nhỏ nhập viện tăng

(HBĐT) - Trong những ngày đầu tháng 7/2010, số lượng bệnh nhi tại khoa Nhi của Bệnh viện Đa khoa tỉnh tăng đột biến. Tại khoa nhi có 65 giường bệnh nhưng số lượng bệnh nhi đến khám và điều trị tại khoa trung bình 150 bệnh nhân. Chủ yếu là sốt siêu vi rút, viêm đường hô hấp, đường ruột, tiêu chảy… Để đáp ứng nhu cầu cho bệnh nhân và người nhà, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã tăng cường các kíp trực, bố trí cho nằm gường ghép đôi, kê thêm gường, lắp thêm quạt trần và máy điều hòa

Cảnh giác với sự tái xuất của tiêu chảy cấp nguy hiểm

Chỉ trong khoảng một tuần lễ, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương đã tiếp nhận hơn 90 ca tiêu chảy cấp nhập viện, chủ yếu ở Hà Nội, trong đó có ít nhất 28 bệnh nhân đã được xác định dương tính với phẩy khuẩn tả vibrio cholerae O1 - Ogawa. Nắng nóng cộng với môi trường ô nhiễm đã khiến cho bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm có cơ hội quay lại tấn công người dân.

Thuốc siro: Không cho trẻ uống trước bữa ăn

Để giúp trẻ uống thuốc dễ dàng, các nhà bào chế dược phẩm đã cho ra đời dạng thuốc siro có đường ngọt, một số loại còn có mùi thơm hoa quả cho trẻ thích uống. Liều lượng được tính bằng thìa cà phê (loại thìa nhỏ) để cho trẻ uống được dễ dàng. Tuy nhiên, khi cho trẻ dùng thuốc này, cần lưu ý mấy điều sau:

Bệnh tim mạch - Sát thủ số một

Hiện nay, bệnh lý tim mạch là một thách thức lớn nhất cho con người và tuổi già là một thách thức của nhân loại bởi lão hóa là một quá trình tự nhiên xảy ra cho tất cả các cơ quan trong cơ thể. Những biến đổi do lão hóa ở hệ tim mạch là nguyên nhân góp phần gây ra các bệnh lý tim mạch ở người cao tuổi (NCT).

Các món ăn giải cảm

Khí hậu nước ta luôn diễn biến thất thường nhất là mùa hè. Môi trường không khí rất dễ bị ô nhiễm và càng thêm nóng bức oi nồng gay gắt. Người lớn, trẻ em hay bị cảm sốt, nhiệt, khó khăn về đường hô hấp, viêm nhiễm phế quản, ho khan hoặc có đàm xanh đặc. Đặc biệt là người già, đối tượng dễ bị cảm sốt khi thời tiết thay đổi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục