Một trường hợp điều trị ung thư thanh quản tại Bệnh viện Hồng Hà (Hà Nội)

Một trường hợp điều trị ung thư thanh quản tại Bệnh viện Hồng Hà (Hà Nội)

Thường bị coi là bệnh vặt khi thời tiết thay đổi nhưng thực chất, khàn tiếng còn là dấu hiệu của nhiều bệnh chứng nguy hiểm

 

Chị Phạm Thanh H., giảng viên của một trường ĐH ở Hà Nội, cho biết với chị, khàn tiếng xảy ra như cơm bữa bởi nghề nghiệp hay phải nói và vì hay dị ứng khi thời tiết thay đổi. Bình thường, chỉ với vài vỉ thuốc kháng sinh là bệnh đỡ nhưng vừa qua, chị bị mất tiếng cả tháng, ăn uống khó khăn, thay đủ các loại thuốc mà bệnh không lành. Các bác sĩ ở Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, sau khi làm các xét nghiệm, đã phát hiện chị H. có khối u ở thanh quản, nguy cơ mất giọng nói do phải cắt bỏ thanh quản.

 
Cảnh giác khi khàn kéo dài
 
PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, Khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Hồng Hà (Hà Nội), cho biết hầu hết bệnh nhân bị bệnh ở thanh quản đều có tiền sử viêm xoang. Hơn nữa, thanh quản là nơi dễ bị bệnh khi nghề nghiệp phải nói nhiều (nhất là ca sĩ, giáo viên, người bán hàng), khiến các sợi dây li ti của cơ đứt tạo thành các hạt sùi dây thanh hoặc các chất dịch tiết do viêm mũi, viêm xoang... chảy xuống họng, bám vào dây thanh gây viêm, sùi.
 
Bình thường, nếu được điều trị kịp thời thì bệnh nhân khỏi bệnh sau 5-10 ngày. Nếu không được điều trị sớm, viêm nhiễm phát triển, biến thành u. Biểu hiện của bệnh là khàn tiếng ngày càng tăng và dẫn đến phát âm khó khăn, khàn đặc, mất tiếng, khó thở tăng dần kèm theo ho kích thích, ho ra đờm có mùi hôi. Đến giai đoạn muộn thì xuất hiện ho khạc đờm nhầy lẫn máu, đau vùng cổ, nuốt khó và sặc thức ăn, xuất tiết vào đường thở gây ho sặc sụa.
 
Theo BS Nguyễn Quốc Bảo, Khoa Ngoại đầu cổ Bệnh viện K (Hà Nội), nếu tiếng nói bị khàn sau một đợt cảm cúm kèm theo sốt, ho, có cảm giác vướng, rát sâu trong cổ họng thì không đáng ngại, vì đó chỉ là biểu hiện viêm thanh quản cấp. Tuy nhiên, nếu khàn tiếng kéo dài trên 3 tuần thì cần phải đi khám chuyên khoa tai mũi họng. Bởi khi đó có thể người bệnh đã bị sưng huyết, viêm nhiễm, thậm chí là đã ung thư thanh quản.
 
Cần phát hiện sớm
 
Khàn tiếng trong ung thư thanh quản xuất hiện khá sớm, lúc đầu khi còn nhẹ thì chỉ giống như khàn giọng khi bị cúm; tình trạng khàn giọng ngày càng tăng, các thuốc điều trị viêm thanh quản ít có tác dụng. Giai đoạn sau, tiếng nói trở nên thô ráp, khàn đặc, mất hết âm sắc, khó nói, nói đau, đấy là lúc khối u ở thanh quản đã tiến triển.
 
TS Dinh lưu ý gần đây số người bị khàn tiếng do ung thư thanh quản ngày càng trẻ hóa. Điều đáng ngại nữa là phần lớn bệnh nhân được phát hiện ở giai đoạn muộn, khối u lan rộng toàn bộ thanh quản hoặc đã ra ngoài vùng thanh quản. Nhiều trường hợp phải cắt bỏ thanh quản và mất đi bộ phận phát âm, trở nên tàn tật về giọng nói. Hơn nữa, nếu ung thư thanh quản không được điều trị, bệnh nhân thường chỉ sống thêm được 1- 2 năm.
 
Vì thế, các bác sĩ khuyến cáo mọi người không nên chủ quan khi gặp những biểu hiện tưởng thông thường như ngạt mũi, sổ mũi, khàn tiếng... mà nên đi khám để sớm phát hiện bệnh, điều trị kịp thời. Khi bị khàn tiếng, người bệnh không nên gắng sức để nói vì sẽ làm cho các dây thanh khép kín, không bảo vệ được các cơ quan bên dưới dẫn tới viêm phế quản, viêm phổi...

PGS-TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh cho biết hiện ung thư thanh quản chiếm khoảng 2% tổng số các loại ung thư. Chủ yếu hay gặp ở nam giới, chiếm trên 90%, hay gặp ở độ tuổi từ 50-70 (72%). Nam giới từ 40 tuổi trở lên, nếu khàn tiếng kéo dài trên 3 tuần thì rất cần đi khám chuyên khoa.

 

                                                                                        Theo NLĐ

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Chiến dịch CSSKSS - KHHGD huyện Đà Bắc đã được đông đảo chị em phụ nữ hưởng ứng.

Tăng viện phí, đừng quên người nghèo

Dù Bộ Y tế cho rằng tăng viện phí sẽ tỉ lệ thuận với tăng chất lượng khám chữa bệnh nhưng các vấn đề liên quan như chất lượng khám chữa bệnh, các dịch vụ y tế, hỗ trợ cho nhóm bệnh nhân nghèo bị bệnh mãn tính... chưa rõ ràng khiến dư luận xã hội chưa thể an tâm

Tuổi thọ người Việt Nam tăng 4,6 năm

Đây là kết quả điều tra mới nhất về chất lượng dân số nước ta được Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình công bố nhân dịp Ngày Dân số thế giới năm nay (11-7).

Nguy cơ ung thư da cao nếu có nhiều virus HPV

Theo một kết quả nghiên cứu, được đăng tải trên tạp chí y khoa BMJ, những loại virus phổ biến liên quan đến các bệnh ung thư cổ tử cung, âm đạo và ung thư vòm họng có thể làm tăng nguy cơ mắc các triệu chứng ung thư biểu mô tế bào có vảy - hình thức phổ biến thứ hai của ung thư da.

Thức ăn nhanh đang gây ra đại dịch tiểu đường

Các chuyên gia sức khỏe vừa lên tiếng cảnh báo rằng việc ngày càng phổ biến các loại thức ăn nhanh đang gây ra một cơn bùng nổ bệnh tiểu đường ở khắp châu Á.

Trung Quốc thu giữ 64 tấn sữa chứa melamine

Tân Hoa xã ngày 9-7 đưa tin, Cơ quan An toàn thực phẩm Trung Quốc mới đây đã thu giữ tại một cơ sở chế biến sữa ở tỉnh Thanh Hải 64 tấn sữa bột nguyên liệu lẫn melamine, chất phụ gia độc hại đã từng được phát hiện trong loại sữa bột làm nhiều trẻ em nước này thiệt mạng năm 2008. Kết quả kiểm tra một số sản phẩm sữa bột nguyên liệu mới đây cho thấy tỷ trọng melamine lên tới 500 lần mức độ cho phép (1mg/kg).

Bồi dưỡng kiến thức Đông y cơ sở

(HBĐT) - Từ ngày 7 – 9/7, Hội Đông Y thành phố Hòa Bình đã mở lớp bồi dưỡng kiến thức Đông y cơ sở cho các cán bộ của chi hội Đông y, các trưởng Trạm y tế xã, phường trên địa bàn thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục