Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư, hồi 22 giờ ngày 20-7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,7 độ vĩ bắc; 114,3 độ kinh đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 310 km về phía đông bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (tức là từ 75 đến 88 km/giờ), giật cấp 10, cấp 11.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 - 15 km và còn tiếp tục mạnh thêm. Ðến 22 giờ ngày 21-7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,6 độ vĩ bắc; 112,4 độ kinh đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 180 km về phía đông đông bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, cấp 11 (tức là từ 89 đến 117 km/giờ), giật cấp 12, cấp 13. Tính từ tâm bão, vùng gió mạnh nguy hiểm từ cấp 10 trở lên có bán kính khoảng 80 km, từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 250 km.
Trong khoảng 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng giữa tây tây bắc và tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 - 15 km. Ðến 22 giờ ngày 22-7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 22,3 độ vĩ bắc; 110,0 độ kinh đông, trên đất liền phía tây nam tỉnh Quảng Ðông (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (tức là từ 75 đến 88 km/giờ), giật cấp 10, cấp 11. Tính từ tâm bão, vùng gió mạnh nguy hiểm từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 250 km
Trong khoảng 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 - 15 km, đi sâu vào đất liền và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Ðến 22 giờ ngày 23-7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 23,6 độ vĩ bắc; 107,5 độ kinh đông, cách biên giới Việt Nam - Trung Quốc khoảng 130 km về phía đông bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (tức là từ 39 đến 49 km/giờ), giật cấp 7. Do ảnh hưởng của bão, khu vực bắc Biển Ðông (bao gồm cả vùng biển phía đông bắc quần đảo Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 8, cấp 9, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 10, cấp 11, giật cấp 12, cấp 13. Biển động dữ dội.
Sáng 20-7, Văn phòng Ban chỉ đạo PCLB T.Ư tổ chức giao ban thông báo diễn biến của bão số 2, tiếp tục chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả sau bão số 1. Ban chỉ đạo vừa có Công điện gửi các tỉnh, thành phố ven biển từ Ðà Nẵng đến Khánh Hòa và các bộ, ngành yêu cầu rà soát, thông báo kịp thời cho chủ phương tiện, tàu thuyền và các ngư dân đang hoạt động trên biển, đặc biệt tàu thuyền đang hoạt động trong khu vực quần đảo Hoàng Sa biết thông tin về áp thấp nhiệt đới để chủ động thoát ra khỏi vùng biển nguy hiểm. Các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam và TP Hồ Chí Minh có Công điện chỉ đạo theo dõi, phòng tránh bão số 2. Ban chỉ huy PCLB các tỉnh từ Ðà Nẵng đến Khánh Hòa bố trí trực 24/24 giờ, thường xuyên theo dõi để đối phó với diễn biến của bão số 2.
Theo Bộ Tham mưu Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, đến nay, biên phòng các tỉnh thành tuyến biển từ Quảng Ninh đến Bình Ðịnh đã phối hợp cùng địa phương, ngành thủy sản và gia đình chủ tàu, thuyền thông báo được 23.754 tàu, thuyền (103.476 người). Trong đó,
khu vực giữa bắc Biển Ðông bao gồm quần đảo Hoàng Sa có sáu tàu của Quảng Ngãi (76 người) vẫn liên lạc được; có 23.748 tàu (103.400 người) đang neo đậu và hoạt động ven bờ ở những khu vực khác. Tuy nhiên, hiện vẫn còn 21 tàu (624 lao động) hoạt động ở quần đảo Trường Sa chưa liên lạc được; 14 tàu tự ý tách đoàn, tắt máy liên lạc, hiện chưa xác định được. Bộ đội Biên phòng đang phối hợp địa phương và gia đình chủ tàu thuyền xác minh liên lạc, thông báo bão cho số tàu trên.
Sáng 20-7, Bộ Y tế đã có Công điện khẩn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố ven biển từ Ðà Nẵng đến Khánh Hòa và các đơn vị trực thuộc bộ, yêu cầu triển khai ngay những công việc đối phó với bão số 2. Theo đó, Sở Y tế các tỉnh, thành chủ động triển khai các phương án bảo vệ hoặc di dời cơ sở y tế, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân, cán bộ y tế cũng như trang thiết bị y tế tại các vùng có nguy cơ xảy ra mưa bão; lên kế hoạch chủ động sơ tán cơ sở y tế ở những vùng trũng, thấp và vùng có nguy cơ ngập úng. Các cơ sở y tế tiếp tục tổ chức trực ban, cấp cứu 24/24 giờ; sẵn sàng thu dung và cấp cứu miễn phí cho nạn nhân của mưa bão. Các đội cấp cứu cơ động sẵn sàng ứng cứu cho tuyến dưới khi có lệnh.
UBND tỉnh Nam Ðịnh vừa tổ chức cuộc họp rút kinh nghiệm sau bão số 1 và khẩn trương khắc phục hậu quả hàng nghìn ha lúa hè thu bị ngập úng. Các công ty khai thác công trình thủy lợi đang tận dụng chân triều thấp, mở cống để tiêu thoát nước, đồng thời vận hành 137 máy bơm điện lớn tập trung bơm tiêu úng. Các trạm bơm nhỏ thuộc quản lý của các xã cũng hoạt động hết công suất để tiêu nước. Ðối với diện tích lúa ngập nặng, khó tiêu úng, không có khả năng hồi phục và không còn mạ dự phòng tổ chức gieo mạ bổ sung bằng giống ngắn ngày theo phương thức mạ nền hoặc tổ chức gieo thẳng (nếu điều kiện cho phép); tranh thủ cấy nhanh lúa mùa ngay khi nước rút, bảo đảm hoàn thành gieo cấy trong tháng 7.
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Công điện khẩn chỉ đạo các địa phương tranh thủ, sử dụng triệt để lượng nước mưa mới được bổ sung để gieo cấy hết diện tích lúa mùa, thực hiện rửa mặn cho diện tích đã cấy, rà soát, chuyển đổi ngay diện tích đất khó khăn về nước tưới, không thể gieo cấy được sang trồng cây trồng khác. Ðồng thời có biện pháp xử lý ngay sự cố tại các tuyến đê, hồ đập, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình thủy lợi, dự án nâng cấp, cải tạo đê biển, đê sông bảo đảm cao trình phòng, chống bão lụt nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân.
Mưa với lượng mưa 100 mm trong những ngày qua tại Quảng Bình đã giúp hàng nghìn ha lúa hè thu đang chết cháy hồi sinh. Tại huyện Tuyên Hóa, mưa đã cứu 600 ha lúa khỏi nguy cơ bị mất trắng, nhiều hồ chứa trên địa bàn huyện đã vượt mực nước chết. Còn tại xã Quảng Hải (Quảng Trạch) - một trong những địa phương khô hạn nhất tỉnh, hơn 6.000 dân của xã đã thoát khỏi cảnh thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Hiện bể chứa của các nhà đều đã đầy nước, có khả năng sử dụng ít nhất trong ba tháng... Tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, mưa do ảnh hưởng của bão số 1 đã làm nhiệt độ trên địa bàn tỉnh giảm 3-4oC, hơn 2.000 ha lúa đang chết héo có điều kiện phát triển trở lại. Mưa cũng đã cứu nhiều diện tích nuôi trồng thủy sản của người dân khỏi tổn thất. Các huyện Phú Lộc, Phú Vang, Hương Trà, Quảng Ðiền, những hồ tôm, lồng cá bị nắng nóng làm chết trong thời gian qua nay đã hồi sinh nhờ mưa. Theo đánh giá của Chi cục Thủy lợi Thừa Thiên - Huế, mưa trong những ngày qua có giá trị nhiều tỷ đồng. Hiện nay, nhiều hồ chứa trên địa bàn tỉnh Ðà Nẵng như Ðồng Nghệ, Hòa Trung (Ngũ Hành Sơn)... đã tích được một lượng nước lớn sau mưa do ảnh hưởng của bão số 1 trong những ngày qua. Theo ngành nông nghiệp thành phố, mưa đã hồi sinh cho hơn 10.000 ha đất lúa và hoa màu cho tỉnh, giúp đẩy lùi được mặn ở hạ lưu sông Vu Gia, Thu Bồn, Bà Rén, tạo nguồn nước cho các trạm bơm vận hành. Ngoài ra, mưa còn cung cấp một lượng nước ngọt không nhỏ cho người dân sinh hoạt. Theo ngành nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa, mấy ngày qua trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện mưa dông, với lượng mưa 30-60 mm, đã chấm dứt nắng nóng kéo dài, gần 2.000 ha ruộng lúa nước phải ngừng sản xuất để tránh hạn đã được nông dân gieo sạ lúa hè thu muộn và các loại hoa màu.
Tỉnh Ðác Lắc đã đầu tư hơn 34,5 tỷ đồng, thành lập các đoàn đi kiểm tra, hỗ trợ kinh phí tu bổ, sửa chữa các công trình thủy lợi trước mùa mưa lũ, bảo đảm nguồn nước phục vụ thâm canh cây trồng trong mùa khô đến. Tại hai huyện Kroong Bông và Kroong Ana, tỉnh đầu tư hàng chục tỷ đồng tu bổ các đập dâng nhỏ, đê bao trước khi mưa lũ về. Ðối với các công trình thủy lợi có quy mô lớn; đẩy nhanh tiến độ thi công hệ thống kênh mương dẫn nước, góp phần phòng, chống và giảm nhẹ thiệt hại do mưa, lũ.
Theo ND
Bệnh này thuộc chứng “cam tích” trong Đông y. Trên lâm sàng chủ yếu phân làm 3 loại: khí trệ thực tích, tỳ hư tích trệ và tỳ thận hư.
Ngày hè nóng lực khiến cơ thể mất nước, mệt mỏi, kém ăn, ngủ không ngon giấc. Dưới đây là lời khuyên của các bác sỹ ở bệnh viện Bác Ái Bắc Kinh về vấn đề ăn uống, nhằm đảm bảo sức khỏe, giúp tận hưởng niềm vui của những ngày hè sôi động.
(HBĐT) - Ngày 19/7, Đoàn TN các đơn vị Sở Y tế, Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bộ CHQS tỉnh đã phối hợp tổ chức đợt khám bệnh và cấp thuốc điều trị miễn phí cho nhân dân xã Mường Chiềng, huyện Đà Bắc. Đối tượng được khám, cấp thuốc là thương, bệnh binh, gia đình chính sách, các đối tượng trong diện hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn.
Chanh là loại cây được trồng rất phổ biến ở nước ta. Ngoài tác dụng giải khát, quả chanh còn là các vị thuốc chữa bệnh rất hiệu quả.
Nhiễm giun, sán thường không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nếu không phát hiện và điều trị sẽ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, thiếu máu, thiếu sắt... Đó là chưa kể tình trạng sức đề kháng của cơ thể trẻ bị giảm, tạo điều kiện cho bệnh khác phát triển hay tình trạng tắc ruột, tắc ống mật do giun. Ai cũng có thể bị nhiễm giun, sán nếu chăm sóc sức khỏe, giữ gìn vệ sinh, ăn uống kém. Tuy nhiên, trẻ em là đối tượng dễ nhiễm bệnh nhất vì trẻ em tiếp xúc nhiều với các yếu tố nguy cơ.
Những nốt ban trên da có thể xuất hiện cả vào mùa hè hay mùa đông, kéo dài vài ngày hoặc vài tuần sau khi bé chào đời, cũng có khi bé còn phải đối mặt với chứng viêm mủ hoặc chốc lở trên da. Dưới đây là một số bệnh về da thường gặp ở trẻ sơ sinh.