Nhiều nạn nhân chất độc da cam/ Đioxin trong tỉnh cần sự giúp đỡ của cộng đồng
(HBĐT) - Được thành lập ngày 10/11/2006, sau gần 4 năm đi vào hoạt động, Hội nạn nhân chất độc da cam/ Điôxin tỉnh đã có nhiều hoạt động thiết thực và cụ thể nhằm giúp đỡ các nạn nhân chất độc da cam vơi bớt những khó khăn trong cuộc sống.
Sau khi xuất ngũ trở về, niềm vui đất nước thống nhất và đoàn tụ với gia đình không được bao lâu thì ông Nguyễn Văn Nhẵn ở xóm Mòng, thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn) phát hiện mình bị phơi nhiễm chất độc da cam/Điôxin. Ông đau ốm triền miên làm kinh tế gia đình đã khó khăn giờ càng thêm kiệt quệ. Nhưng với ông, nỗi đau về thể xác không thể nào so sánh được với nỗi buồn khi cả đời này ông sẽ không bao giờ có thể sinh con. Hiện tại, gia đình ông đang phải sống trong ngôi nhà đã mục nát luôn tiềm ẩn nguy cơ sụp đổ mà không có tiền sửa chữa hay xây mới. Được sự hỗ trợ 10 triệu đồng của Hội chất độc da cam/ Điôxin tỉnh nay gia đình ông đã xây đươc một căn nhà mới vững chắc. Không giấu được niềm vui, ông chia sẻ: Nếu không nhận được sự giúp đỡ của anh em họ hàng, người thân đặc biệt là của Hội Chất độc da cam/Điôxin tỉnh thì không biết đến bao giờ hai vợ chồng mới có được căn nhà như vậy. Gia đình đã yên tâm mỗi khi có mưa, bão về. Ông Nguyễn Văn Nhẵn chỉ là một trong 11 gia đình nạn nhân da cam được hưởng trợ cấp từ Tỉnh Hội. Những năm qua, Hội đã hỗ trợ 110 triệu đồng cho nạn nhân có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt xây, sửa nhà.
Những năm qua, được sự lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh, sự hỗ trợ của Trung ương hội, Hội nạn nhân chất độc da cam/ Điôxin tỉnh đã khơi dậy và phát huy truyền thống của dân tộc “Thương người như thể thương thân” trong mọi tầng lớp nhân dân. Qua đó,Hội đã nhận được nhiều sự đóng góp, ủng hộ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đối với các nạn nhân chất độc da cam/Điôxin. Với số tiền gần 400 triệu đồng được quyên góp, Hội đã giúp đỡ cho 1.300 lượt nạn nhân và gia đình nạn nhân chất độc da cam bằng nhiều hình thức như tặng quà, hỗ trợ tiền làm nhà tình nghĩa, hỗ trợ vốn cho phát triển sản xuất… từ đó đã giúp các nạn nhân vơi bớt khó khăn trong cuộc sống, vươn lên hòa nhập với cộng đồng.
Theo điều tra ban đầu, toàn tỉnh hiện có 4.691 người nghi phơi nhiễm chất độc da cam trong đó trực tiếp có 2.635 người và gián tiếp là 2.056 người. Nhưng thực tế đáng buồn là hiện nay mới chỉ có 1.608 người được hưởng trợ cấp hàng tháng, những nạn nhân còn lại vẫn đang trông chờ vào sự giúp đỡ của cộng đồng, xã hội. Ông Nguyễn Xuân Cảo, Chủ tịch Hội nạn nhân chất độc gia cam/ Điôxin tỉnh cho biết: Hiện nay, ngoài 2 Ban vận động thành lập Hội nạn nhân chất độc da cam/ Điôxin ở huyện Tân Lạc và thành phố Hòa Bình thì 11 huyện còn lại vẫn chưa thành lập được hội cơ sở. Do đó, công tác tuyên truyền, vận động sự ủng hộ của cộng đồng đối với nạn nhân chất độc da cam vẫn còn nhiều hạn chế nên việc gây quỹ Hội đạt kết quả thấp. Để khắc phục tình trạng trên Hội đã phối kết hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức tuyên truyền về chức năng, nhiệm vụ của Hội; các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về khắc phục hậu quả chất độc hóa học do quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh để lại. Đồng thời những tổ chức, cá nhân có nhiều hoạt động nhân đạo, từ thiện giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam đều được Hội ghi nhận và nêu gương trong các buổi tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đầu tháng 7/2010, Tỉnh hội đã gửi 1.000 bức thư của Chủ tịch UBND tỉnh kêu gọi sự ủng hộ nhân ngày “Vì nạn nhân chất độc da cam”. Đặc biệt, Hội đã tổ chức được nhiều buổi biểu diễn văn nghệ quyên góp ủng hộ. Thông qua những hoạt động đó đã giúp các cá nhân, tổ chức bước đầu hiểu, cảm thông và có nhiều hoạt động cụ thể giúp đỡ các nạn nhân bằng nhiều hình thức khác nhau. Tiêu biểu cho phong trào đó là Công ty TNHH Việt Tùng (Phường Chăm Mát – TPHB), Sân golt Phượng Hoàng (xã Lâm Sơn – Lương Sơn), Công ty Nước sạch một thành viên Hòa Bình…
Năm nay, với chủ đề “Nỗi đau da cam – tiếng nói từ trái tim” Hội nạn nhân chất độc da cam/Điôxin đang tiếp tục triển khai nhiều hình thức nhằm vận động quyên góp ủng hộ nạn nhân chất độc da cam giúp họ vượt qua đau đớn về thể xác, tinh thần vươn lên hòa nhập với cộng đồng.
Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Cà Mau cho biết: Tại thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển phát hiện thêm ba ca bệnh tiêu chảy cấp và xét nghiệm cho kết quả dương tính với phẩy khuẩn tả, nâng số bệnh nhân mắc bệnh này trong tỉnh lên năm người kể từ đầu tháng 7 đến nay.
(HBĐT) - Ngày 21/7, Hội Chữ thập đỏ huyện phối hợp với Phòng Y tế huyện đã đến thăm tặng quà, khám và cấp phát thuốc miễn phí cho đối tượng chính sách 2 xã Vầy Nưa và Tiền Phong.
(HBĐT) - Sở Y tế tỉnh vừa tổ chức Hội thảo góp ý kiến về thí điểm quản lý đấu thầu tập trung do BHXH tỉnh đề xuất với sự tham gia của đại diện văn phòng UBND tỉnh, lãnh đạo sở Y tế, BHXH tỉnh, lãnh đạo các bệnh biện huyện, thành phố, các cơ sở điều trị trên địa bàn toàn tỉnh.
Người dân băn khoăn dự thảo điều chỉnh viện phí mà Bộ Y tế đưa ra mức tăng sẽ như thế nào? Tập trung vào những dịch vụ gì? Ảnh hưởng tới nhóm đối tượng nào? Đối tượng nghèo sẽ đồng chi trả ra sao với số tiền “vênh” lên này?
Gọi là sốt khi thân nhiệt vượt quá 37oC. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây sốt nhưng dù sốt do nguyên nhân nào đi chăng nữa thì sốt làm cho cơ thể bị mất nhiều nước và cả chất điện giải gây mệt mỏi, làm ảnh hưởng nhiều chức năng sinh lý khác của con người, đó là chưa kể ở trẻ nhỏ sốt cao có thể gây co giật.
Mùa hè nóng bức phơi nắng nhiều nên phụ nữ luôn bảo vệ làn da cho đỡ bắt nắng. Trước đây bỗng rộ lên phong trào đắp mặt nạ bằng thuốc Bắc. Chỉ phụ nữ ở thành phố mới có điều kiện đắp mặt nạ. Thời gian gần đây với giá cả đa dạng, ngay cả phụ nữ ở nông thôn cũng đua nhau đắp mặt nạ. Liệu loại mặt nạ này có thật sự đem lại hiệu quả thần kỳ khi được bán với giá rẻ như vậy?