Nếu thành phần bữa ăn chay không đa dạng thì cơ thể trẻ rất dễ thiếu dinh dưỡng, suy giảm đề khángTrừ các em được nhà chùa nuôi dưỡng từ nhỏ thì đa số trẻ ăn chay không phải do tự giác ngộ mà là vì hoàn cảnh môi trường hoặc tự bản thân không thích, không thể ăn thức ăn động vật. Có người gọi những em này là “có căn tu hành”.

Trẻ ăn chay đa số là ăn chay trường hoặc chỉ kiêng một vài thực phẩm động vật. Càng lớn, khả năng tiêu hóa trưởng thành và có những trẻ có thể ăn uống bình thường trở lại.
 
Ăn chay thường sử dụng ngũ cốc, rau, khoai, củ, đậu, trái cây, các loại hạt và dầu, có hoặc không có sữa và trứng các loại, thường ít năng lượng nên nếu thành phần bữa ăn không đa dạng thì cơ thể trẻ rất dễ bị thiếu dinh dưỡng, gầy ốm và suy giảm đề kháng, dễ nhiễm trùng.
 
 
Trẻ ăn chay cần uống sữa để đủ dinh dưỡng. Ảnh: HỒNG THÚY


Tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng như thiếu chất sắt tạo máu, kẽm, vitamin B12... với biểu hiện là thiếu máu có thể xảy ra do các chất này chỉ có nhiều trong thức ăn có nguồn gốc động vật (thịt, cá, gan, hải sản...), dễ hấp thu vào cơ thể. Thức ăn nguồn gốc thực vật như đậu, rau cũng có chất sắt nhưng tỉ lệ thấp và khó hấp thu hơn.
 
Ở trẻ em và tuổi thanh thiếu niên, do nhu cầu dinh dưỡng cao nên việc thiếu chất sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng cân nặng, chiều cao. Nhưng nếu ăn chay với quá nhiều bột, đường và dầu béo để có năng lượng cao thì lại dễ thừa cân, béo phì làm tăng đường huyết và nguy cơ đái tháo đường.
 
Vì vậy, khi cho trẻ ăn chay cần lưu ý phải đủ 3 bữa chính/ngày cùng vài bữa phụ để cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cần thiết. Bữa chính phải có đủ 4 nhóm chất: bột đường (từ cơm, bún, khoai, bắp...), đạm (từ đậu hũ, sữa đậu nành, đậu phụng, nấm, đậu xanh...), dầu ăn và rau trái.
 
Khẩu phần cần đa dạng và thay đổi món thường xuyên, luôn có rau trái để có vitamin C giúp hấp thu chất sắt trong thức ăn; cần tối thiểu 600 ml sữa mỗi ngày để bổ sung dinh dưỡng và canxi cho tăng trưởng chiều cao.
 
Trẻ ăn chay trường có thể uống thuốc bổ sung chất sắt, vitamin... theo chỉ định để phòng ngừa thiếu máu dinh dưỡng.
 
                                                                                 Theo Báo SKĐS

Các tin khác

Không có hình ảnh
Trạm y tế xã Đồng Tâm (Lạc Thuỷ) một trong những trạm đạt chuẩn sớm trong tỉnh.
Không có hình ảnh

Bí quyết giúp trẻ cao lớn hơn

Ngày hè, các bậc phụ huynh thường cho con cháu tham gia các lớp học năng khiếu như: hát, nhạc, đàn, bơi, võ thuật, điền kinh, thể dục nhịp điệu... nhằm mục đích cho trẻ phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần. Mong ước cho con mình cao lớn, khỏe mạnh là nguyện vọng thiết tha của các bậc cha mẹ. Bài viết sau đây gửi đến bạn đọc những "bí quyết" giúp trẻ cao lớn hơn.

Những tác nhân gây nên triệu chứng đau đầu

Những cơn đau đầu thường không gây hậu quả nghiêm trọng nhưng nó khiến bạn thật khó chịu và ảnh hưởng đến công việc cũng như cuộc sống của bạn. Để làm giảm các cơn đau đầu tức thì, bạn thường sử dụng các loại thuốc giảm đau. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc sẽ mang lại cho bạn những tác dụng phụ khó lường. Vì vậy, cách tốt nhất là bạn hãy tìm cách loại bỏ các tác nhân gây nên chứng đau đầu dưới đây.

Công dụng của cây sống đời

Sống đời là loài cây dễ trồng, có nhiều công dụng chữa bệnh, sử dụng đơn giản.

Chung tay vì nạn nhân chất độc da cam/ Điôxin

(HBĐT) - Được thành lập ngày 10/11/2006, sau gần 4 năm đi vào hoạt động, Hội nạn nhân chất độc da cam/ Điôxin tỉnh đã có nhiều hoạt động thiết thực và cụ thể nhằm giúp đỡ các nạn nhân chất độc da cam vơi bớt những khó khăn trong cuộc sống.

"Thực hư" về dự thảo điều chỉnh viện phí

Người dân băn khoăn dự thảo điều chỉnh viện phí mà Bộ Y tế đưa ra mức tăng sẽ như thế nào? Tập trung vào những dịch vụ gì? Ảnh hưởng tới nhóm đối tượng nào? Đối tượng nghèo sẽ đồng chi trả ra sao với số tiền “vênh” lên này?

Dịch tả lan ra 6 tỉnh, thành ĐBSCL

Ngày 22-7, Sở Y tế TP Cần Thơ đã họp khẩn bàn giải pháp phòng chống dịch tả đang lây lan trên địa bàn thành phố. Theo Trung tâm Y tế dự phòng TP Cần Thơ, chỉ trong 1 tháng qua, Cần Thơ đã có 6 ca dương tính với phẩy khuẩn tả ở các quận Cái Răng, Ô Môn và Thốt Nốt. Cùng với việc tập trung dập dịch, các biện pháp phòng, chống được Sở Y tế Cần Thơ triển khai là: tăng cường kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm; tập huấn cho cán bộ y tế, tuyên truyền nâng cao ý thức giữ gìn sức khỏe trong dân...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục