Cây sống đời vừa làm kiểng, vừa làm thuốc .
Sống đời là loài cây dễ trồng, có nhiều công dụng chữa bệnh, sử dụng đơn giản.
Cây sống đời hay còn gọi là cây bỏng, cây lá bông, trường sinh, diệp sinh căn, đà bất tử. Đây là loại cây được nhiều người dân trong nước trồng làm kiểng, vì có hoa màu sắc đẹp, dễ trồng (chỉ cần bẻ hoặc cắt một lá già cắm xuống đất là nó mọc ra cây mới), vừa dùng làm thuốc chữa bệnh cho gia đình (vì đơn giản và hiệu quả). Theo Đông y, cây sống đời có vị nhạt, hơi chua, chan chát, có tính mát. Sống đời được dùng làm thuốc giải độc, chữa bỏng…
- Để trị bỏng thì giã nhuyễn lá sống đời đắp lên vết thương. Bên cạnh đó còn dùng đắp lên mụn nhọt và cầm máu. Cách dùng như sau: lấy 3-4 lá rửa sạch, giã nát, đắp, hoặc vắt lấy nước bôi hằng ngày. Nếu để uống thì lấy lá rửa sạch, giã nát hòa với nước sôi để nguội, lọc lấy nước cốt để uống.
- Nếu bị viêm tai cấp tính, lấy lá sống đời giã nhuyễn, vắt lấy nước rồi thấm vào tai rất hiệu quả.
- Nếu bị té ngã mà có vết thương bầm tím, thì giã nhuyễn lá rồi cho thêm ít rượu và đường để uống.
- Có địa phương dùng lá sống đời để chữa viêm loét dạ dày hành tá tràng, nhiễm trùng đường ruột, bằng cách: lấy 40g lá tươi rửa sạch, giã nhuyễn vắt lấy nước uống, còn xác thì đắp bên ngoài bụng.
- Những người bị viêm họng có thể ăn 10 lá sống đời, chia làm nhiều lần trong ngày (sáng ăn 4 lá, chiều ăn 4 lá và tối ăn 2 lá), bằng cách nhai lá tươi (đã rửa sạch), ngậm một lát rồi nuốt cả nước lẫn xác. Làm liền 3 ngày như thế.
- Khi bị chảy máu cam, có thể giã 1-2 lá sống đời, lấy bông gòn thấm nước này rồi chấm vào bên trong mũi.
- Nếu bị mất ngủ thì cứ chiều và tối ăn mỗi lần 8 lá sống đời, sẽ giúp dễ ngủ hơn.
- Khi bị kiết lỵ (viêm đại tràng), mỗi ngày ăn 20 lá sống đời, sáng 8 lá, chiều 8 lá, tối 4 lá; trẻ em từ 5-10 tuổi thì dùng liều bằng nửa người lớn. Dùng liền trong 5 ngày.
- Phụ nữ có con nhỏ nếu bị mất sữa, thì vào buổi sáng và chiều mỗi lần ăn 8 lá sống đời. Ăn vài ngày liền như vậy.
- Bị say rượu thì nhai ăn 10 lá sống đời, độ mươi phút sau sẽ giảm.
- Bị trĩ nội, thì mỗi ngày dùng 10 lá sống đời - sáng 4 lá, chiều 4 lá, tối 2 lá, bằng cách nhai nuốt nước, còn xác thì cho vào miếng gạc vải để đắp lên hậu môn (trước khi đắp cần làm vệ sinh hậu môn bằng nước pha muối).
Lưu ý, mọi trường hợp đều dùng lá sống đời tươi, không nên dùng lá héo, lá khô vì sẽ không có tác dụng chữa bệnh. Một số người cho rằng cây sống đời có thể chữa "bách bệnh", nhưng như vậy là nói quá, không có cơ sở khoa học.
Theo Báo ThanhNien
Mỗi lần chỉ nên nhỏ một giọt vì giọt thứ hai sẽ làm trôi giọt thứ nhất hoặc tăng sự hấp thụ toàn thân và tăng độc tính
Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Cà Mau cho biết: Tại thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển phát hiện thêm ba ca bệnh tiêu chảy cấp và xét nghiệm cho kết quả dương tính với phẩy khuẩn tả, nâng số bệnh nhân mắc bệnh này trong tỉnh lên năm người kể từ đầu tháng 7 đến nay.
(HBĐT) - Ngày 21/7, Hội Chữ thập đỏ huyện phối hợp với Phòng Y tế huyện đã đến thăm tặng quà, khám và cấp phát thuốc miễn phí cho đối tượng chính sách 2 xã Vầy Nưa và Tiền Phong.
(HBĐT) - Sở Y tế tỉnh vừa tổ chức Hội thảo góp ý kiến về thí điểm quản lý đấu thầu tập trung do BHXH tỉnh đề xuất với sự tham gia của đại diện văn phòng UBND tỉnh, lãnh đạo sở Y tế, BHXH tỉnh, lãnh đạo các bệnh biện huyện, thành phố, các cơ sở điều trị trên địa bàn toàn tỉnh.
Người dân băn khoăn dự thảo điều chỉnh viện phí mà Bộ Y tế đưa ra mức tăng sẽ như thế nào? Tập trung vào những dịch vụ gì? Ảnh hưởng tới nhóm đối tượng nào? Đối tượng nghèo sẽ đồng chi trả ra sao với số tiền “vênh” lên này?
Gọi là sốt khi thân nhiệt vượt quá 37oC. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây sốt nhưng dù sốt do nguyên nhân nào đi chăng nữa thì sốt làm cho cơ thể bị mất nhiều nước và cả chất điện giải gây mệt mỏi, làm ảnh hưởng nhiều chức năng sinh lý khác của con người, đó là chưa kể ở trẻ nhỏ sốt cao có thể gây co giật.