Các bác sĩ Bệnh viện Việt-Đức  thưc hiện ca phẫu thuật ghép gan.

Các bác sĩ Bệnh viện Việt-Đức thưc hiện ca phẫu thuật ghép gan.

Thành lập từ năm 1906, với tên gọi là Nhà thương Bảo hộ. Theo từng giai đoạn lịch sử của đất nước, bệnh viện mang các tên gọi khác nhau: Bệnh viện Yersin, Bệnh viện Phủ Doãn, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cộng hòa Dân chủ Ðức.

 
Năm 1991 đến nay là Bệnh viện Hữu nghị Việt Ðức. Bệnh viện  không chỉ có nhiệm vụ khám, điều trị, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, mà còn luôn đi đầu trong việc phát triển và ứng dụng những thành tựu khoa học - kỹ thuật mới của y học hiện đại, tiên tiến. Bệnh viện còn là nơi đào tạo và chuyển giao khoa học - kỹ thuật, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ y tế ở tuyến tỉnh và tuyến y tế cơ sở, xứng đáng là một trong những bệnh viện ngoại khoa hàng đầu cả nước trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhân dân.


Trải qua hơn 100 năm phát triển, Bệnh viện Hữu nghị Việt Ðức luôn kế thừa truyền thống y đức, phát huy những phẩm chất tốt đẹp, tính năng động, dám nghĩ, dám làm, xây dựng Bệnh viện có quy trình kỹ thuật y học hiện đại; có đội ngũ giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ, điều dưỡng viên trình độ cao, tâm huyết với nghề. Với vị trí là bệnh viện ngoại khoa đầu ngành, Bệnh viện được trang bị các thiết bị kỹ thuật cao, áp dụng khoa học - kỹ thuật tiên tiến trên thế giới trong khám, chữa bệnh, nhất là trong phẫu thuật nội soi và nội soi can thiệp. Tháng 5-2010, đánh dấu bước tiến mới của ngành Y tế Việt Nam nói chung và trình độ chuyên môn của các giáo sư, bác sĩ và kíp phẫu thuật Bệnh viện Hữu nghị Việt Ðức nói riêng (không có sự trợ giúp của chuyên gia nước ngoài), trong ca ghép tạng được cho từ người chết não. Sự thành công của những ca ghép tạng này đã mở ra hy vọng lớn cho những bệnh nhân không may mắc bệnh hiểm nghèo. Và điều này cũng chứng minh rằng, y học Việt Nam có thể thực hiện được những phương pháp mang tính kỹ thuật cao của y học thế giới về ghép gan, thận và các bộ phận nội tạng khác trong cơ thể người.


Bệnh viện Hữu nghị Việt Ðức là Bệnh viện tuyến trung ương, với chức năng chữa và điều trị ngoại khoa, có số lượng người bệnh liên tục "quá tải", cường độ làm việc của các cán bộ, nhân viên y tế tại bệnh viện cao. Năm 2009, bệnh viện đã thực hiện tốt công tác khám và điều trị ngoại khoa cho hơn 30 nghìn bệnh nhân; khi có yêu cầu cũng như phục vụ y tế trong các ngày lễ, tết, các hội nghị quan trọng, các sự kiện thể thao lớn được tổ chức tại Việt Nam. Vì vậy, bệnh viện đã bố trí các giáo sư, bác sĩ và nhân viên y tế làm thêm giờ; mở rộng quy mô, tăng thêm giường bệnh. Từ nhiều năm nay, bệnh viện đã phấn đấu và đạt mục tiêu không để người bệnh chờ lâu, nhất là việc duy trì không để người bệnh phải nằm hai, ba người/giường... Thực hiện Ðề án 1816 của Bộ Y tế, Bệnh viện đã cử bác sĩ, nhân viên y tế xuống trực tiếp "cùng ăn, cùng ở, cùng làm", trợ giúp mạng lưới y tế các tỉnh, thành phố và tuyến y tế cơ sở phía bắc. Chuyển giao cho các bệnh viện tỉnh hàng trăm kỹ thuật thuộc bảy lĩnh vực chuyên khoa ngoại và chẩn đoán hình ảnh, gây mê hồi sức mà trước đây các bệnh viện tỉnh chưa thực hiện được; tư vấn trực tuyến qua hệ thống ca-mê-ra truyền hình, truyền âm, góp phần giải quyết nhiều ca bệnh khó, cứu sống nhiều người bệnh hiểm nghèo. Ngoài ra, các cán bộ đi làm việc theo Ðề án 1816 còn tư vấn, góp ý xây dựng, hoàn thiện nhiều quy trình chẩn đoán và điều trị chăm sóc người bệnh, bảo trì trang thiết bị tại các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện, xã..., giúp nâng cao trình độ năng lực của các cán bộ y tế. Bệnh viện đang xây dựng sáu bệnh viện vệ tinh, đào tạo và chỉ đạo chuyên môn cho các bệnh viện của sáu tỉnh biên giới phía bắc. Hằng ngày, bệnh viện có hai đội cấp cứu lưu động với trang thiết bị hiện đại để chi viện tại chỗ cho các tuyến khi cần thiết. 


Giám đốc, Bí thư Ðảng ủy Bệnh viện Hữu nghị Việt Ðức, PGS, TS Nguyễn Tiến Quyết, cho biết: "Ðã làm nghề y phải có tài, có đức, coi người bệnh như người nhà của mình. Trong những năm qua, lời dạy của Bác Hồ "Lương y phải như từ mẫu" luôn luôn thấm sâu trong tâm trí những người thầy thuốc chúng tôi và trở thành phương châm hành động của các thế hệ thầy thuốc, các cán bộ, nhân viên Bệnh viện Hữu nghị Việt Ðức. Thực hiện Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", các cán bộ, đảng viên luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm, xây dựng lề lối làm việc trong công tác khám, chữa bệnh, đẩy lùi và loại trừ mọi tiêu cực, tạo niềm tin cho nhân dân. Nghề nào cũng cao quý, nhưng nghề y có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng (đối tượng khách hàng là con người). Tôi luôn nói với đồng nghiệp, người bệnh dù giàu hay nghèo cũng cần phải được chăm sóc một cách tốt nhất. Chúng ta không có quyền phân biệt người bệnh giàu hay nghèo, mà chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là cứu sống người bệnh". PGS Nguyễn Tiến Quyết luôn trăn trở, làm sao để mọi người bệnh được hưởng những thành tựu y học, các trang thiết bị khoa học-kỹ thuật tiên tiến trên thế giới. Giám đốc Nguyễn Tiến Quyết là người luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, năng động, sáng tạo, với bản lĩnh, trí tuệ, cùng Ðảng ủy, Ban Giám đốc, Công đoàn, Ðoàn thanh niên và tập thể các giáo sư, bác sĩ, cán bộ, nhân viên y tế, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách, đưa Bệnh viện ngày càng phát triển vững mạnh.


Bệnh viện là trung tâm đào tạo cán bộ ngành ngoại khoa của Trường đại học Y Hà Nội. Với đội ngũ giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ của bệnh viện và các bộ môn, trong 10 năm trở lại đây, bệnh viện đã tham gia đào tạo nhiều tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ nội trú, bác sĩ chuyên khoa I, II,... về các chuyên ngành: ngoại khoa, gây mê hồi sức và chẩn đoán hình ảnh. Bệnh viện còn tiếp nhận và đào tạo  sinh viên, thực tập sinh của các nước: Lào, Cam-pu-chia, Anh, Pháp, Ðức... Nhiều bác sĩ trẻ có trình độ chuyên môn và đạo đức tốt được gửi đi đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ ở những nước có nền y học tiên tiến trên thế giới: Mỹ, Pháp, Hàn Quốc, Trung Quốc,... Trong hoạt động nghiên cứu khoa học, các giáo sư, bác sĩ, nhân viên y tế, điều dưỡng của bệnh viện đã thực hiện hàng trăm đề tài nghiên cứu khoa học, trong đó có những công trình có giá trị lớn, được đưa vào ứng dụng,  hiệu quả cao trong nhiều lĩnh vực, góp phần nâng cao chất lượng điều trị, phát triển các chuyên ngành sâu, đem lại hiệu quả ngày càng cao cho công tác khám và điều trị. Bệnh viện cũng  hợp tác với các tổ chức quốc tế: Tổ chức Y tế thế giới (WHO), UNICEF, v.v.


Trong những năm qua, được sự quan tâm của Ðảng, Nhà nước, Chính phủ, Bộ Y tế, Bệnh viện Hữu nghị Việt Ðức luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao và đã đóng góp rất lớn cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân. Nhiều giáo sư, bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên Bệnh viện Hữu nghị Việt Ðức là tấm gương sáng về phẩm chất đạo đức, trí tuệ, lòng yêu nghề, sức lao động bền bỉ, quên mình vì người bệnh. Bệnh viện đã có bước phát triển vượt bậc, dần khẳng định vị thế chuyên ngành ngoại khoa trong nước và quốc tế. Với những thành tích trên, Bệnh viện Hữu nghị Việt Ðức vinh dự được đón nhận nhiều danh hiệu cao quý của Ðảng và Nhà nước phong tặng : Huân chương Ðộc lập hạng nhất, nhì; Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, Huân chương Lao động hạng nhất,...
 
 
                                                                                          Theo ND

Các tin khác


Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục