Cục Cảnh sát Môi trường - Bộ Công an và Đội Quản lý thị trường số 4 vừa tiến hành kiểm tra đột xuất các cơ sở sản xuất kinh doanh bánh trung thu tại làng nghề bánh mứt kẹo Xuân Đỉnh, Từ Liêm (Hà Nội). Qua kết quả kiểm tra, hầu như các cơ sở đều có vi phạm về ATVSTP, một số cơ sở còn sử dụng những nguyên liệu không rõ nguồn gốc là mối lo ngại với sức khỏe người tiêu dùng.

 

Kiểm tra là ra sai phạm

Tại cơ sở sản xuất bánh tại ngõ 42 thôn Đông, Xuân Đỉnh, Từ Liêm, lực lượng chức năng phát hiện cơ sở sử dụng một số nguyên liệu hết hạn, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Tại cơ sở trên, đoàn kiểm tra đã tạm giữ 2 can hương liệu, 3 hộp bột làm xốp bánh và toàn bộ số bánh làm từ nguyên liệu hết hạn sử dụng. Tiến hành kiểm tra tại cơ sở sản xuất bánh trung thu tại địa chỉ số 89 ngõ 75 thôn Đông, Xuân Đỉnh, Từ Liêm. Cơ sở này kinh doanh ngoài địa điểm đăng ký trụ sở chính nhưng không thông báo với phòng đăng ký kinh doanh địa phương. Cơ sở này cũng không có giấy chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP do cơ quan có thẩm quyền cấp. Bánh trung thu sản xuất tại đây không công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định. Ngoài ra, cơ sở này cũng không khám sức khoẻ người lao động trước khi tuyển dụng và sản xuất kinh doanh thực phẩm, nguyên liệu, phụ gia ở môi trường không bảo đảm vệ sinh. Tại cơ sở sản xuất bánh trung thu nông sản cao cấp “Havico”, địa chỉ tại ngõ 1, đường Xuân Đỉnh, Từ Liêm, Hà Nội và cơ sở sản xuất bánh trung thu Thành Công, địa chỉ 22 ngõ 75 thôn Đông, Xuân Đỉnh lực lượng chức năng phát hiện, cơ sở thuê một số công nhân nhưng không thực hiện việc khám sức khoẻ theo quy định.

Tất cả những cơ sở được kiểm tra và phát hiện sai phạm trên, đoàn kiểm tra đã yêu cầu đình chỉ sản xuất, kinh doanh bánh trung thu để tiếp tục điều tra làm rõ.

 Đoàn kiểm tra đã phát hiện nhiều sai phạm tại các cơ sở sản xuất bánh trung thu.

Thận trọng với bánh trung thu gia truyền “nhái”

Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành quyết định thành lập hai đoàn thanh, kiểm tra liên ngành ATVSTP chuyên đề về các mặt hàng phục vụ Tết trung thu. Đoàn thứ nhất sẽ triển khai thực hiện tại một số tỉnh phía Bắc, do Viện Kiểm nghiệm ATVSTPQG làm đầu mối, đoàn thứ hai triển khai thực hiện tại các tỉnh phía Nam do Viện vệ sinh y tế công cộng TP.HCM làm đầu mối. Cả hai đoàn sẽ cùng phối hợp với Thanh tra Bộ Y tế, Sở Y tế các địa phương và các Ban ngành liên quan sẽ triển khai kiểm tra việc thực công tác quản lí nhà nước tại các địa phương và kiểm tra trực tiếp các cơ sở sản xuất kinh doanh mặt hàng bánh trung thu.

Trong những năm gần đây, một số cơ sở đã đội lốt sản xuất bánh trung thu dưới danh nghĩa gia truyền và chất lượng của loại bánh này luôn được đặt một dấu hỏi lớn. Những nguyên liệu rẻ tiền, không có nguồn gốc xuất xứ; công nghệ, quy trình làm bánh thô sơ, không đảm bảo ATVSTP đã được các cơ sở này tận dụng tối đa. Lo ngại hơn khi hiện nay, một số cơ sở sản xuất bánh trung thu gia truyền “nhái” còn là nơi cung cấp nguồn hàng cho các tiểu thương. Cụ thể, các cơ sở sẽ sản xuất bánh “trần” để cung cấp cho các tiểu thương theo đơn đặt hàng. Nếu muốn có nhãn mác để làm nhái các thương hiệu sản xuất bánh trung thu gia truyền thì các tiểu thương sẽ đặt in thêm (giống hệt hoặc gần giống) để cho vào, cùng với một chiếc hộp có mẫu mã giống với những thương hiệu bánh trung thu có tiếng nhưng với giá thành rẻ hơn rất nhiều.

Trao đổi với phóng viên báo Sức khỏe&Đời sống, ông Nguyễn Văn Nhiên-Chánh Thanh tra Cục ATVSTP-Bộ Y tế cho biết, dịp Tết trung thu mặt hàng bánh luôn được tiêu thụ với số lượng nhiều. Người tiêu dùng nên chỉ mua và sử dụng những mặt hàng có nguồn gốc, còn hạn sử dụng, đã công bố tiêu chuẩn và có tên cụ thể của các cơ sở sản xuất. Tuyệt đối không mua và sử dụng các loại hàng không có nhãn mác, nguồn gốc và hạn sử dụng. Cùng đó nên đặc biệt cảnh giác đến những loại bánh bán hạ giá và các loại bánh có dấu hiệu không đảm bảo ATVSTP như có mùi không bình thường, dấu hiệu mốc... Cục ATVSTP đã chỉ đạo các chi cục địa phương đẩy mạnh thanh tra, hậu kiểm các mặt hàng thực phẩm trong dịp Tết trung thu. Nếu phát hiện có sự vi phạm, các đoàn thanh kiểm tra cần phải xử lý thật nghiêm các cơ sở vi phạm, cùng đó, phải giám sát việc chấp hành các yêu cầu của đoàn kiểm tra.

 Người tiêu dùng cần kiên quyết tẩy chay các loại bánh trung thu không rõ nguồn gốc, không hạn sử dụng để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình.

                                                                              Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục