Thiếu máu dinh dưỡng là tình trạng bệnh lý xảy ra khi lượng huyết cầu tố trong máu thấp hơn bình thường do thiếu một hay nhiều chất dinh dưỡng trong quá trình tạo máu.

Ở các nước đang phát triển, thiếu máu dinh dưỡng chủ yếu do thiếu sắt. Bệnh hay gặp ở phụ nữ tuổi sinh đẻ và trẻ em làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người mẹ và giảm năng lực trí tuệ ở trẻ.

Ảnh hưởng của thiếu máu dinh dưỡng đến sức khỏe

- Ảnh hưởng tới khả năng lao động: Thiếu máu do bất kỳ nguyên nhân nào cũng gây tình trạng thiếu ôxy cao. Tình trạng thiếu máu làm năng suất lao động của người bệnh giảm, khi có tình trạng thiếu sắt nhưng chưa có bộc lộ thiếu máu cũng đã làm giảm khả năng lao động.

- Ảnh hưởng tới năng lực trí tuệ: Người thiếu máu thường có biểu hiện mệt mỏi, kém tập trung tư tưởng, mất ngủ, tình trạng dễ bị kích thích. Ở trẻ em, thiếu máu làm giảm năng lực trí tuệ, kết quả học tập giảm sút.

- Ảnh hưởng đến thai sản: Thiếu máu là tăng nguy cơ đẻ non, tăng tỷ lệ mắc các bệnh và tử vong, người mẹ dễ bị chảy máu thời kỳ hậu sản. Do vậy, thiếu máu dinh dưỡng được coi là một đe dọa sản khoa.

 Chế độ ăn nhiều rau quả làm tăng khả năng hấp thu sắt.          
Ảnh: TL

Vai trò của sắt trong cơ thể:

Sắt là thành phần quan trọng của huyết cầu tố, thu nhận ôxy để máu đưa đến nuôi dưỡng tế bào, đảm bảo sự sống cho cơ thể.

Trong thức ăn, sắt ở dưới 2 dạng:

+ Dạng trong thức ăn có nguồn gốc động vật như thịt, cá, gan, trứng... khả năng hấp thu vào cơ thể cao (20-30%).

+ Dạng trong thức ăn có nguồn gốc thực vật như đậu, đỗ, rau lá có màu sẫm (rau muống, rau đay, rau ngót, rau dền) trong một số hoa quả như dưa hấu, đu đủ chín... khả năng hấp thụ vào cơ thể khoảng 5-10%.

Nhu cầu sắt: Sắt trong cơ thể rất ít, khoảng 2,5g ở nữ, 4g ở nam, nhưng có vai trò sinh học to lớn. Chuyển hóa sắt trong cơ thể gần như khép kín, cơ thể rất tiết kiệm sắt, nhưng hằng ngày vẫn bị hao hụt theo các đường khác nhau.

Ở người trưởng thành, lượng sắt mất đi mỗi ngày khoảng 0,9% ở nam 65kg và 0,8mg ở nữ 55kg.

Ở phụ nữ tuổi sinh đẻ, lượng sắt mất theo chu kỳ kinh nguyệt trung bình mỗi ngày 1,25mg và có khoảng 5% phụ nữ cao hơn 24mg.

Ở phụ nữ có thai, tuy không mất sắt theo kinh nguyệt nhưng cần để bổ sung cho thai nhi, rau thai, để tăng khối lượng máu của người mẹ, cần khoảng 1.000mg sắt.

Nhu cầu đó không rải đều mà tập trung vào những tháng cuối, tới 6,3mg/ngày. Nhu cầu này không thỏa mãn nếu chỉ dựa vào chế độ ăn, trừ khi cơ thể có dự trữ sắt lớn. Do đó, rất cần thiết phải bổ sung viên sắt cho phụ nữ có thai nhất là vào các tháng cuối thai thời kỳ có thai.

Các biện pháp phòng chống thiếu máu dinh dưỡng

- Đa dạng hóa bữa ăn: Khuyến khích đa dạng hóa bữa ăn. Chế độ ăn phải cung cấp đủ năng lượng, dùng các thức ăn giàu sắt trong thành phần thức ăn động vật, đậu, đỗ. Tăng khả năng hấp thụ sắt bằng các thức ăn giàu vitamin C như rau quả. Khuyến khích ăn các thức ăn lên men như giá đỗ, dưa chua, các thực phẩm nẩy mầm có nhiều vitamin C và giảm được lượng tanin, acid phitic trong thực phẩm.

- Bổ sung bằng viên sắt: Bổ sung viên sắt cho phụ nữ có 15-30 tuổi, phụ nữ có thai, trẻ em dưới 2 tuổi đều đặn, đủ liều.

                                                                             Theo Báo SKĐS

Các tin khác

Không có hình ảnh
Lãnh đạo Sở Y tế trao giải cho các thí sinh xuất sắc trong kỳ thi
Không có hình ảnh

Trao giải cuộc thi viết tìm hiểu Dân số/SKSS

(HBĐT) - Ngày 24/9, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh và Ban Quản lý Dự án VNM 7 PG 0003 tỉnh phối hợp tổ chức trao giải cuộc thi viết tìm hiểu Dân số/SKSS năm 2010.

Trạm Y Tế xã Phú Cường: Thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân

(HBĐT) - Năm 2009, được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế xã, từ đó Trạm y tế xã Phú Cường, huyện Tân Lạc luôn thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Phòng, chống dịch bệnh giai đoạn 2011-2015: Sẵn sàng đối phó với mọi thách thức

Giám sát dịch bệnh trên bình diện "Động vật - Con người - Môi trường" nhằm phát hiện sớm các bệnh truyền nhiễm mới nổi có nguy cơ gây đại dịch trên người đang được Chính phủ Việt Nam hướng đến trong Chương trình phối hợp hành động quốc gia phòng chống cúm gia cầm và cúm ở người (Sách Xanh) giai đoạn 2011-2015. Đây cũng là kế sâu rễ bền gốc để đối phó với nhiều loại dịch bệnh đang hoành hành hiện nay.

Bệnh viện đầu tiên sàng lọc sớm trẻ bị điếc

Nhằm phát hiện và can thiệp sớm trẻ bị điếc, từ tháng 10/2010, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội sẽ tiến hành sàng lọc trên các bé sơ sinh tại bệnh viện. Đây là đơn vị đầu tiên trên toàn quốc thử nghiệm hình thức này.

Tìm ra cơ chế lây nhiễm của virút HIV/AIDS

Giới khoa học Australia công bố "bức tranh" hoàn chỉnh nhất về cơ chế lây nhiễm trong cơ thể người của virút HIV/AIDS, mở ra những hướng nghiên cứu mới phương thuốc tiêu diệt virút chết người này.

Trẻ chậm phát triển tâm thần mức độ nhẹ: Khó phát hiện

Trẻ chậm biết đi, biết nói... và tiếp thu chậm khi học thường khiến cha mẹ cho rằng con lười học, ham chơi. Thực tế, trẻ có thể bị mắc chứng chậm phát triển tâm thần dạng nhẹ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục