Nhằm phát hiện và can thiệp sớm trẻ bị điếc, từ tháng 10/2010, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội sẽ tiến hành sàng lọc trên các bé sơ sinh tại bệnh viện. Đây là đơn vị đầu tiên trên toàn quốc thử nghiệm hình thức này.
Trẻ có thể bị điếc ở một hoặc cả hai bên. Đây là một trong những rối loạn thường gặp nhất so với các rối loạn khác đang được sàng lọc rộng rãi như thiếu máu hồng cầu liềm, thiếu men G6PD, suy giáp trạng bẩm sinh...
Việt Nam có khoảng gần nửa triệu người bị điếc, tỷ lệ điếc ở trẻ chiếm 1-5‰. Như vậy, ước tính mỗi năm nước ta có thêm 1,2 triệu trẻ sinh ra tương đương sẽ có 50.000 trẻ bị điếc mới.
Trong khi đó, nếu được can thiệp sớm trước 6 tháng tuổi, trẻ bị điếc cũng có khả năng phát triển các kỹ năng tương đương với các trẻ bình thường khi đi nhà trẻ. Ngược lại, nếu can thiệp muộn, trẻ có nguy cơ trở thành người vừa câm vừa điếc, dẫn tới trí tuệ kém phát triển, khó hòa nhập cộng đồng, tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Công Nghĩa, Trưởng phòng nghiên cứu đào tạo và chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết.
Giờ luyện ngôn ngữ cho trẻ bị điếc bẩm sinh tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: H.N. |
Điều nhiều chuyên gia lo ngại là do chủ quan của cha mẹ nên hầu hết trẻ bị điếc đều được phát hiện muộn, chỉ đi khám khi trẻ đã bị điếc sâu nên quá trình điều trị gặp rất nhiều khó khăn.
Cũng vì thế, việc phát hiện và can thiệp sớm cho các bé bị điếc là rất quan trọng. Bệnh viện Phụ sản Hà Nội sẽ tiến hành khám sàng lọc cho trẻ ngay sau khi đẻ, thông thường là trước khi ra viện. Nhân viên y tế sử dụng phương pháp đo lường âm thanh thoát ra từ ốc tai, thực hiện khi trẻ đang ngủ, khoảng 5-8 phút.
Nhóm trẻ có nguy cơ mất thính lực hơn những trẻ khác bao gồm: - Phụ nữ khi mang thai mắc một số bệnh như: rubella, giang mai, herpes... - Tiền sử gia đình có người mất thính lực - Trẻ đẻ non hoặc sinh nhẹ cân, có các dấu hiệu của suy hô hấp sau đẻ và phải thông khí hỗ trợ kéo dài - Trẻ bị vàng da do tăng bilirubin, viêm màng não.... |
Nếu trẻ vượt qua được thử nghiệm ngay lần đầu có nghĩa là khả năng nghe của trẻ bình thường. Nếu không, thử nghiệm sẽ được làm lại và được khuyến cáo chuyển tới bác sĩ chuyên khoa thính lực để tiến hành các thăm dò sâu tiếp theo.
Tuy nhiên, cũng theo tiến sĩ Nghĩa, nếu trẻ không vượt qua được thử nghiệm lần đầu không có nghĩa là trẻ bị điếc vì có thể do có nhiều dịch ối trong ống tai hoặc dịch ối đọng trong khoang tai giữa, sau màng nhĩ. Cũng có thể là do tiếng động bên ngoài quá mạnh, trẻ khóc hay trẻ cử động trong quá trình thử nghiệm.
Bệnh viện Phụ sản Hà Nội sẽ phối hợp với Bệnh viện Tai - Mũi- Họng Trung ương trong chương trình sàng lọc này, bao gồm huấn luyện sử dụng thiết bị, phân tích kết quả, và giới thiệu các chuyên gia khi cần.
Chương trình sàng lọc sẽ được thử nghiệm từ tháng 10 tới, trước mắt tại các khoa có sơ sinh (A1, A3, C3, D3, D4, D5). Việc sàng lọc này hoàn toàn không bắt buộc, chi phí do sản phụ tự trả.
Theo VnExpress
Trung bình mỗi tuần có tới 60 trẻ phải nhập viện vì mắc bệnh tay chân miệng. Số ca nhiễm vẫn tăng nhanh, theo dự đoán của Sở Y tế đỉnh dịch sẽ rơi vào tháng 10 và 11.
Số lượng bệnh nhân bị tổn thương võng mạc do biến chứng của đái tháo đường (ÐTÐ) ngày càng tăng lên đáng kể tại khoa Mắt, Bệnh viện Trung ương Huế. Hiện mỗi tháng có khoảng 30 bệnh nhân, trong khi năm trước chỉ có khoảng mười bệnh nhân.
Lúc 7 giờ 30 sáng nay, 23-9, theo bác sĩ trực cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy, tình trạng sức khỏe bệnh nhân Nguyễn Thị Minh H. (31 tuổi, quận Tân Phú-TPHCM) bị bọ xít cắn, mới ổn định trở lại, cơ thể không còn sưng và hô hấp bình thường.
Ngày 22-9, tại TPHCM, triển lãm quốc tế y tế đã khai mạc với 375 gian hàng của 250 doanh nghiệp trong và ngoài nước về dược phẩm, trang thiết bị y tế.
(HBĐT) - Bà Dương Thị Nguyệt, Phó Trưởng phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em – Sở LĐ, TB & XH cho biết: Hòa Bình là tỉnh miền núi còn gặp nhiều khó khăn nhất là các xã vùng sâu, vùng xa nên một bộ phận người dân vẫn còn coi nhẹ công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
(HBĐT) - Ngày 21/9, Trung tâm Y tế dự phòng huyện Lạc Sơn đã tổ chức lớp tập huấn về triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin sởi bổ sung cho trẻ từ 1 – 5 tuổi trên toàn quốc. Tham gia lớp tập huấn có trên 100 cán bộ y tế cấp xã và huyện.