Chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân nhiễm cúm A/H5N1 tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương.

Chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân nhiễm cúm A/H5N1 tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương.

Giám sát dịch bệnh trên bình diện "Động vật - Con người - Môi trường" nhằm phát hiện sớm các bệnh truyền nhiễm mới nổi có nguy cơ gây đại dịch trên người đang được Chính phủ Việt Nam hướng đến trong Chương trình phối hợp hành động quốc gia phòng chống cúm gia cầm và cúm ở người (Sách Xanh) giai đoạn 2011-2015. Đây cũng là kế sâu rễ bền gốc để đối phó với nhiều loại dịch bệnh đang hoành hành hiện nay.

Yếu tố môi trường, chăn nuôi nhỏ lẻ tiềm ẩn nhiều nguy cơ

Bệnh cúm gia cầm độc lực cao A/H5N1 được phát hiện trên người và gia cầm ở nước ta lần đầu tiên vào tháng 12/2003. Từ đó đến nay, đã có nhiều đợt dịch xảy ra trên gia cầm trong cả nước và làm 119 người mắc bệnh lây truyền từ gia cầm, trong đó 59 người đã tử vong. Việt Nam được đánh giá là có sự tăng trưởng nhanh trong chăn nuôi gia súc nhưng đầu tư vào các dịch vụ thú y lại không bắt kịp sự tăng trưởng này. Hệ thống chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ (hộ gia đình) cũng tạo ra những nguy cơ truyền bệnh dịch giữa các loài động vật và từ động vật sang người rất cao. Thêm vào đó, sự biến đổi khí hậu và thay đổi môi trường sống cũng là một yếu tố nguy cơ thúc đẩy vào quá trình biến đổi của các loài virut, vi khuẩn gây bệnh.

Với mục tiêu giảm rủi ro về bệnh cúm gia cầm đối với con người, trong giai đoạn 2006-2010, ngành y tế đã phối hợp với ngành nông nghiệp thực hiện  một loạt các biện pháp khống chế mầm bệnh tại gốc trong đàn gia cầm, phát hiện và ứng phó kịp thời các ca bệnh lây truyền từ gia cầm sang người, xử lý triệt để về môi trường tại các ổ dịch phát hiện được, đồng thời chuẩn bị về mặt y tế để sẵn sàng ứng phó với khả năng xảy ra đại dịch ở người. Nhờ những nỗ lực của quốc gia và sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, đến nay, Việt Nam đã cơ bản kiểm soát được virut H5N1. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định, virut vẫn tiếp tục lưu hành trên đàn gia cầm, thủy cầm và có nguy cơ vẫn tồn tại các ca bệnh ở người. Theo đề xuất của Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm ở người, trong 5 năm tới, Việt Nam vẫn tiếp tục thực hiện việc kiểm soát virut H5N1 trên đàn gia cầm và duy trì sự cảnh giác với các ca bệnh và đại dịch có thể xảy ra ở người; bắt đầu giải quyết những nguy cơ các bệnh truyền nhiễm trên phạm vi rộng hơn ở động vật - con người - môi trường.

Không chỉ có cúm gia cầm, trong những năm qua, Việt Nam còn phải đối mặt với một loạt các dịch bệnh khác ở cả động vật và con người với những diễn biến phức tạp. Ở động vật hiện nay, dịch lợn tai xanh đang khiến cho ngành nông nghiệp và người nông dân phải lao đao khi số đàn lợn mắc bệnh vẫn cứ tăng dần đều và chưa nhìn thấy điểm dừng. Không chỉ gây thiệt hại về kinh tế, dịch lợn tai xanh còn là "cầu nối" cho các vi khuẩn kế phát như liên cầu lợn bộc phát và lây lan sang người... Đối với con người, ngoài các dịch bệnh lây truyền từ động vật, ngành y tế còn phải đối mặt với các dịch bệnh nguy hiểm khác liên quan đến môi trường sống như sốt xuất huyết, cúm A/H1N1/2009, sốt rét, viêm não Nhật Bản, tả, lỵ... Đặc biệt, hội chứng hô hấp cấp SARS xuất hiện vào đầu năm 2003 chỉ trong một thời gian ngắn ngủi đã làm 5 người tử vong trong tổng số 63 người mắc bệnh. Mặc dù 5 năm qua, tuy không có ca bệnh SARS nào được phát hiện trên toàn thế giới nhưng các chuyên gia vẫn cảnh báo rằng có thể một số loài động vật vẫn mang trùng sinh sống trong khu vực.

Cần 221 triệu USD cho công tác phòng chống dịch bệnh

Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, khoảng 75% các dịch bệnh truyền nhiễm mới nổi ở người trong thập kỷ qua có nguồn gốc từ động vật. Ngoài cúm gia cầm, các dịch bệnh khác ở động vật như dịch lợn tai xanh, lở mồm long móng... cũng có mối liên quan trực tiếp đến sức khỏe và môi trường sống của con người.

Trước những dự báo của các chuyên gia về diễn biến dịch bệnh có thể rất phức tạp trong những năm tiếp theo, ngành y tế đã chuẩn bị sẵn sàng kế hoạch ứng phó với những nội dung ưu tiên như: nâng cao năng lực của hệ thống giám sát, đáp ứng dịch từ trung ương đến địa phương; tăng cường năng lực hệ thống điều trị, xét nghiệm; truyền thông thay đổi hành vi, giáo dục sức khỏe; nâng cao năng lực hệ thống YTDP cơ sở; nâng cao năng lực nghiên cứu; tăng cường công tác điều phối, quản lý... Tổng kinh phí cho các hoạt động này của ngành y tế trong 5 năm 2011-2015 dự kiến cần khoảng 221 triệu USD. Đối với ngành nông nghiệp, song song với phát triển chăn nuôi, ngành cũng chú trọng việc quản lý rủi ro về virut xâm nhập thông qua thương mại ở biên giới; xây dựng khu vực kiểm soát cúm gia cầm độc lực cao; tiếp tục tiêm vaccin cho đàn gia súc, gia cầm theo hướng xã hội hóa; quản lý dịch bệnh tại trang trại thông qua mạng lưới thú y cơ sở; phối hợp giữa nhà nước và tư nhân trong phòng chống dịch bệnh... Cuối cùng là thiết lập mạng lưới giám sát liên ngành y tế - thú y - môi trường đối phó với một số đối tượng bệnh và loài cụ thể và thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực luôn luôn nóng hổi này.

Như phát biểu của một chuyên gia về phòng chống cúm gia cầm, 5 năm qua, chúng ta mới chỉ "chống" là chính thì giai đoạn tiếp theo chúng ta nên lấy "phòng" là chính. Chúng ta cần thay đổi cách tiếp cận trong việc phòng chống các dịch bệnh liên quan đến con người. Có như vậy, mới có thể duy trì sự phát triển bền vững, kiểm soát tốt dịch bệnh và đảm bảo môi trường sống cho con người và các loài động vật trên trái đất.         

                                                                   Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục