Mọi người có thể mắc triệu chứng đau lưng (ĐL) ngay cả tuổi còn rất trẻ và cũng không có sự phân biệt giàu – nghèo, giới tính cũng như chủng tộc, vùng địa lý (miền xuôi, miền ngược, nông thôn, thành thị). Tuy vậy, người cao tuổi (NCT) dễ mắc chứng đau hơn rất nhiều so với người trẻ tuổi ĐL chỉ là một triệu chứng nhưng gây không ít phiền toái cho người bệnh.

Nguyên nhân gây ĐL ở NCT

ĐL có hai loại nguyên nhân cơ bản: ĐL do tác động cơ học và ĐL do hiện tượng viêm.

ĐL do tác động cơ học: đây là loại ĐL hay gặp ở lứa tuổi đã trưởng thành và đặc biệt là NCT như: thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, gai đôi cột sống... Thoái hóa cột sống thường hay xảy ra ở vị trí sụn khớp và đĩa đệm, bởi do hiện tượng trọng lực của cơ thể quá nặng tác động hàng ngày lên cột sống và cả tác động của trọng lực đè lên vai gáy rồi tác động xuống hệ thống đốt sống (ví dụ như ngồi làm việc nhiều giờ không vận động). Khi cột sống bị thoái hóa thì triệu chứng ĐL được thể hiện khá sớm và cũng chính vì có hiện tượng ĐL rất khó chịu mà người bệnh phải đi khám. Ngoài các nguyên nhân do thoái hóa cột sống thì có những nguyên nhân thuộc về cơ học như: mang vác nặng, thay đổi tư thế đột ngột hoặc bưng, bê không cân xứng... Đây cũng là một trong các nguyên nhân gây ĐL ở NCT.

ĐL do hiện tượng viêm: trong các nguyên nhân gây viêm có thể xảy ra ngay tại cột sống như: viêm đĩa đệm, lao cột sống, ung thư cột sống, viêm khớp cùng chậu... và cũng có nhiều trường hợp ĐL nhưng lại do viêm nhiễm ở một cơ quan khác trong cơ thể như: viêm phần phụ ở nữ giới (viêm tiểu khung, viêm buồng trứng...), viêm dạ dày - tá tràng, viêm tiết niệu (do sỏi hoặc do vi khuẩn)... Các loại bệnh này thường gây ĐL một cách âm ỉ, đặc biệt hay xảy ra vào ban đêm và ĐL cùng một lúc với các triệu chứng chính của bệnh (ví dụ như người bị đau dạ dày, sỏi tiết niệu). Những nguyên nhân này cũng thường gặp ở NCT nhiều hơn người còn trẻ tuổi.

 Chụp X-quang kiểm tra cột sống thắt lưng.

Biện pháp khắc phục ĐL

ĐL chỉ là một triệu chứng biểu hiện của nhiều bệnh. Trước hết, người bị ĐL nên xem ĐL có từ bao giờ và có những hiện tượng gì liên quan đến ĐL hay không? Ví dụ hay ĐL vào thời gian nào trong ngày, đau có liên tục không, cơn đau có dữ dội hay âm ỉ. Ngoài ĐL còn có triệu chứng nào liên quan mật thiết với ĐL như: tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu són, nước tiểu có máu, nước tiểu đục hoặc sau mang vác nặng; bưng bê vật nặng, sai tư thế. Có thể tự tìm thấy một số dấu hiệu hoặc hiện tượng có khả nghi nhưng không nên tự mình chẩn đoán bệnh cho mình hoặc người thân khi không có chuyên môn thực sự về y khoa.

Điều quan trọng nhất của việc tìm nguyên nhân gây ĐL là đi khám bệnh ở những cơ sở y tế có đủ điều kiện và trang thiết bị chẩn đoán. Khi đến khám bệnh cần nghe rõ thầy thuốc hỏi những gì và cần nói rõ cho thầy thuốc biết những hiện tượng ĐL và các biểu hiện kèm theo. Bác sĩ sẽ khám và cho làm các xét nghiệm có liên quan, ví dụ như: có thể cho chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ, siêu âm hệ thống niệu (thận, niệu quản, bàng quang), làm xét nghiệm về nước tiểu.

Có khá nhiều trường hợp khi tìm ra nguyên nhân và có biện pháp khắc phục thích hợp thì ĐL cũng dần dần sẽ khỏi, ví dụ như: ngồi sai tư thế, bưng bê vật nặng không cân xứng trọng lực giữa hai tay và hai chân hoặc các trường hợp ĐL do ngồi sai tư thế hoặc do ngồi quá nhiều giờ liền như: đối với lái xe, cán bộ văn phòng ngồi trước máy vi tính nhiều giờ, các nhân viên tổng đài, thợ may... Một số bệnh sốt cấp tính do nhiễm trùng cũng gây ĐL, đau cơ, mệt mỏi như trong bệnh sốt xuất huyết (loại sốt Dengue cổ điển).

 Điều trị đau lưng bằng vật lý trị liệu.

Trên cơ sở khám lâm sàng, kết quả các xét nghiệm và cận lâm sàng thì bác sĩ khám bệnh sẽ kết luận và cho hướng điều trị thích hợp. Tuy vậy, cũng có nhiều trường hợp mặc dù biết rõ căn nguyên nhưng giải quyết triệt để căn nguyên đó không phải đơn giản. Chẳng hạn như: thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm. Nhiều nhà chuyên môn khuyên rằng, khi biết rõ nguyên nhân gây ĐL thì cần tìm mọi cách để giải quyết nguyên nhân và sau khi đã điều trị khỏi chứng ĐL thì không nên để tái phát nguyên nhân đó.

Ngoài việc tìm căn nguyên để điều trị thì các việc làm khác hỗ trợ cũng rất cần thiết như tập thể dục nhẹ nhàng tùy theo sức mình và bệnh của mình. Các động tác đi bộ hoặc tập thể dục cho người thoái hóa cột sống cũng rất cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị, theo dõi sức khỏe cho mình.

Việc dùng thuốc để điều trị căn nguyên gây ĐL không phải tùy tiện mà cần tuân thủ y lệnh một cách tuyệt đối của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự mua thuốc để điều trị hoặc cùng một lúc cả thuốc Tây y và Đông y. Trong điều kiện cho phép, có thể điều trị Đông - Tây y kết hợp, ví dụ như uống thuốc Tây y kết hợp xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt hoặc vật lý liệu pháp. NCT cũng đừng quên đi khám bệnh định kỳ để được theo dõi bệnh một cách liên tục đề phòng bệnh ĐL tái phát.

                                                                                 Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Chủ động phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm lây lan ra cộng đồng

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, một số bệnh truyền nhiễm (BTN) như: sốt xuất huyết, tay chân miệng, bạch hầu... đã xuất hiện ở một số tỉnh phía Bắc, tiềm ẩn nguy cơ xâm nhập địa bàn tỉnh và lan rộng nếu không được giám sát, phát hiện và xử trí kịp thời. Cùng với đó, nhu cầu giao thương, du lịch của người dân lớn. Các hoạt động tập trung dịp đầu năm học và Tết Trung thu… có thể làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm và bùng phát các dịch BTN trong cộng đồng.

Các địa phương cần tăng cường công tác chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu

Tỉnh Hà Giang và Điện Biên đã ghi nhận 3 ca tử vong do bệnh bạch hầu. Trước tình hình bệnh bạch hầu diễn biến phức tạp, ngày 18/9, Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế đã có văn bản gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; y tế các bộ, ngành về việc tăng cường công tác chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu.

Khởi động Dự án Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ khúc xạ và kính mắt chất lượng tại huyện Lương Sơn và Đà Bắc

(HBĐT) - Ngày 18/9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh phối hợp với tổ chức Orbis họp khởi động Dự án "Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ khúc xạ và kính mắt chất lượng tại huyện Lương Sơn và Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình” do tổ chức Osbis viện trợ.

Hãy lắng nghe tiếng nói, tâm tư của người bệnh

Ngày An toàn người bệnh thế giới (17/9) năm 2023 được Tổ chức Y tế thế giới đưa ra chủ đề là "Người bệnh tham gia để bảo đảm khám, chữa bệnh an toàn” nhằm nhấn mạnh vai trò trung tâm của người bệnh, người nhà người bệnh và những người chăm sóc người bệnh trong việc bảo đảm an toàn khám, chữa bệnh. Khi người bệnh được tham gia, hiểu biết về quá trình sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh, người bệnh sẽ cảm thấy an tâm và hoạt động khám, chữa bệnh cũng vì thế được an toàn hơn.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh: Đa dạng hoạt động xã hội, từ thiện

(HBĐT) - Đồng chí Nguyễn Hoàng Diệu, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh khẳng định: Thời gian qua, cùng với không ngừng nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh (KCB) cho nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh, BVĐK tỉnh luôn chú trọng công tác xã hội, từ thiện. Từ các hoạt động hỗ trợ người dân, đặc biệt là người bệnh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đã góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng KCB, hướng tới sự hài lòng của người dân.

Đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân vụ cháy chung cư mini tại quận Thanh Xuân

Lãnh đạo BHXH Việt Nam chỉ đạo hỗ trợ và tập trung tạo mọi điều kiện tốt nhất đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini tại quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục