Một bệnh nhân sốt xuất huyết nặng đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM

Một bệnh nhân sốt xuất huyết nặng đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM

Nhiều ý kiến lo ngại về sự xuất hiện của những tác nhân khiến dịch sốt xuất huyết bùng phát. Vấn đề đang được các viện Pasteur điều tra, nghiên cứu

 

Theo ông Vũ Sinh Nam, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), dịch sốt xuất huyết (SXH) đang bùng phát mạnh tại những nơi lâu nay ít xuất hiện ca bệnh, gia tăng nhiều bệnh nhân có bệnh cảnh lâm sàng khác những năm trước.

 
Bệnh nhân nặng chiếm tỉ lệ cao
 
Một số nơi có số bệnh nhân nặng chiếm tỉ lệ cao bất thường trong tổng số ca mắc. Đặc biệt tại tỉnh Thanh Hóa, tỉ lệ này chiếm đến 13%-20%. Lý giải hiện tượng này, ông Vũ Sinh Nam cho rằng có thể do tỉ lệ quần thể muỗi nhiễm virus SXH ở khu vực đó mới lây lan; trong nhiều năm vùng này không có bệnh nên tỉ lệ người có kháng thể với SXH trong cộng đồng thấp.
 
Ông Vũ Sinh Nam cũng lưu ý hiện số bệnh nhân mắc SXH ở trẻ em dưới 15 tuổi đang chiếm tỉ lệ khoảng 40% trong tổng số ca mắc (tỉ lệ này ở những năm trước là 70%-75%). Như vậy, nếu so sánh với các vụ dịch SXH lớn trước đây thì tỉ lệ mắc ở người lớn đã tăng lên đáng kể.
 
Nhiều bác sĩ điều trị cảnh báo những trường hợp SXH  nặng có dấu hiệu xuất huyết thường gặp ở người lớn (chủ yếu là xuất huyết da, xuất huyết âm đạo ở  phụ nữ, chảy máu răng, xuất huyết tiêu...). Nhiều bệnh nhân SXH là người lớn nhập viện trong tình trạng bệnh phức tạp và nặng nề. Hiện cả 4 tuýp virus gây SXH là D1, D2, D3 và D4 đều đang lưu hành ở nước ta. Riêng trong năm nay, hơn 50% các ca mắc được xác định là do virus D1. Tuy nhiên, các chuyên gia của Cục Y tế dự phòng  lưu ý một người có thể mắc SXH đến 4 lần, do 4 virus khác nhau. Cũng không loại trừ khả năng những lần mắc sau, bệnh cảnh sẽ nặng hơn lần trước.
 
Với những bất thường này, các chuyên gia dịch tễ đang lo ngại về khả năng xuất hiện chủng virus mới gây SXH. Điều tra dịch tễ tại một số địa phương như Huế, Quảng Trị, Đà Nẵng, các chuyên gia của Cục Y tế dự phòng đã phát hiện tại địa bàn đang có dịch SXH, mật độ muỗi truyền bệnh rất thấp trong khi lẽ ra phải ở mức cao. “Ngoài muỗi truyền bệnh SXH như lâu nay vẫn nói, một số ý kiến lo ngại về sự xuất hiện của những tác nhân khiến dịch bùng phát. Vấn đề này đang được các viện Pasteur tiến hành điều tra, nghiên cứu”- ông Vũ Sinh Nam cho biết.
 
Sốc và tái sốc nhiều hơn
 
Nếu như mọi năm, dịch SXH bùng phát mạnh và kéo dài ở các tỉnh miền Nam thì hiện dịch đang tăng cao ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Theo thống kê 9 tháng đầu năm của Cục Y tế dự phòng, cả nước đã ghi nhận hơn 64.300 trường hợp mắc SXH và 51 ca tử vong, thuộc 48/63 tỉnh, thành. Trong đó, tại các địa phương như Đắk Lắk, Đắc Nông, Gia Lai, Kon Tum, Khánh Hòa, Bình Định, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, số ca mắc tăng trên 2 lần. Đặc biệt, số ca sốc do SXH và tái sốc nhiều hơn so với các năm trước.
 
Nếu so sánh giữa các vùng, trong khi miền Bắc ghi nhận 2.326 ca mắc (giảm 66 lần), miền Nam ghi nhận 35.580 ca mắc (giảm gần 30%) thì miền Trung có 17.586 ca mắc (tăng gần 130%), Tây Nguyên ghi nhận 8.821 ca (tăng 10,5 lần)...

TPHCM: Mỗi tuần 300 ca

 
Ghi nhận tại các khoa Nhiễm D và Nhiễm C của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM những ngày qua, nhiều bệnh nhân SXH phải nằm ngoài hành lang do số giường điều trị không đủ đáp ứng. Theo bác sĩ Lê Thị Thu Thảo, Trưởng Khoa Cấp cứu người lớn, trong hơn 4.000 ca nhập viện vì SXH từ đầu năm đến nay, khoảng 50% ca thuộc diện bị nặng.
 
Tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 và Bệnh viện Nhi Đồng 2, số trẻ SXH nhập viện điều trị trung bình mỗi ngày khoảng 100 ca. Theo bác sĩ Lê Trường Giang, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM, dịch SXH đang diễn biến phức tạp trên địa bàn TP với 300 ca mắc mỗi tuần trong tháng 9, cao gấp đôi so với các tuần của những tháng trước. Từ đầu năm đến nay, TP đã có gần 4.800 ca SXH. Dự báo số ca SXH gia tăng trong thời gian tới, tập trung ở các quận: 1, 2, 3, 4...

 

                                                                                       Theo NLĐ

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh, Sở Y tế tham gia rửa tay
 bằng xà phòng với các em học sinh.

Bảo hiểm xã hội tự nguyện – không mấy ai mặn mà

(HBĐT) - Theo kế hoạch của Bảo hiểm Việt Nam, đến năm 2010, tỉnh ta phấn đấu đạt chỉ tiêu 1.100 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện với tổng số tiền thu là trên 1,3 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau gần 3 năm triển khai mới chỉ có 378 người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, đạt 30% kế hoạch. Qua điều tra cho thấy, có nhiều lý do khiến người lao động không mặn mà với chế độ bảo hiểm này.

Nhận biết sớm và phòng ngừa bệnh sởi

Sởi là một bệnh truyền nhiễm do virut gây ra và dễ bùng phát thành dịch, thường gặp ở trẻ em. Bệnh xảy ra quanh năm và lây truyền theo đường hô hấp. Những trẻ chưa có hoặc không có đủ đáp ứng miễn dịch với sởi thường rất dễ mắc bệnh khi tiếp xúc với nguồn lây. Trẻ em dưới 6 tháng tuổi ít khi mắc sởi vì đang có kháng thể của mẹ truyền qua nhau thai. Sau đó kháng thể của mẹ ở trẻ sẽ giảm dần khi trẻ lớn. Đây là lý do tiêm chủng phòng sởi thường được thực hiện trước 12 tháng.

Ăn nấm trẻ lâu

Nấm là loại thực phẩm ngon – bổ, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho người sử dụng, giúp trẻ hóa, tăng cường miễn dịch có thể kéo dài tuổi thọ

Phòng chống thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt

Thiếu máu dinh dưỡng là tình trạng bệnh lý xảy ra khi lượng huyết cầu tố trong máu thấp hơn bình thường do thiếu một hay nhiều chất dinh dưỡng trong quá trình tạo máu.

Lo ngại chủng virus mới

Nhiều ý kiến lo ngại về sự xuất hiện của những tác nhân khiến dịch sốt xuất huyết bùng phát. Vấn đề đang được các viện Pasteur điều tra, nghiên cứu

Trên 150 cán bộ, hội viên người cao tuổi được tư vấn sức khỏe

(HBĐT) - Ngày 26/9, Ban Đại diện Hội Người cao tuổi tỉnh đã tổ chức hội nghị ôn lại truyền thống 19 năm ngày Quốc tế Người cao tuổi (1/10/1991 – 1/10/2010) và tư vấn sức khỏe cho trên 150 cán bộ, hội viên người cao tuổi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục