Cán bộ thanh tra y tế đang kiểm tra giá thuốc tại Hà Nội.

Cán bộ thanh tra y tế đang kiểm tra giá thuốc tại Hà Nội.

Ngày 23/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 64/SL thành lập “Ban thanh tra đặc biệt”. Đây là một sự kiện quan trọng đặc biệt, đánh dấu sự ra đời của Thanh tra Việt Nam. Nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày thành lập ngành Thanh tra Việt Nam và 19 năm thành lập Thanh tra ngành y tế, báo SK&ĐS trân trọng giới thiệu bài viết phản ánh chặng đường hình thành và phát triển của thanh tra ngành y tế.

 

Được thành lập từ năm 1991, đến nay sau gần 20 năm xây dựng và phát triển, với sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, của Thanh tra Nhà nước (nay là Thanh tra Chính phủ) và Lãnh đạo Bộ Y tế, UBND các tỉnh, thành phố, hệ thống thanh tra y tế từ TW đến địa phương đã có những bước phát triển đáng kể, vừa tăng cường về lực lượng, nâng cao năng lực cán bộ và từng bước đổi mới về phương thức hoạt động để có những đóng góp quan trọng vào công tác quản lý Nhà nước về y tế, xứng đáng như lời Bác dạy "Thanh tra là tai mắt của trên, là người bạn của dưới".

Những phát triển vượt bậc của hệ thống thanh tra y tế cả nước

Ngay từ năm 1945, Chính phủ đã cho phép thành lập các Ban Thanh tra thuộc Bộ Y tế và các Ty Y tế (nay là Sở Y tế) với nhiệm vụ chủ yếu là thanh, kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật, nhiệm vụ được giao của các cơ quan, đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý của Bộ trưởng Bộ Y tế, Trưởng ty Y tế (nay là Giám đốc Sở Y tế). Sau khi có Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân năm 1989, Pháp lệnh Thanh tra năm 1990 và Điều lệ Thanh tra Nhà nước về Y tế năm 1991, hệ thống Thanh tra Nhà nước về y tế (gọi tắt là Thanh tra y tế) được thành lập từ  TW (Thanh tra Bộ Y tế) đến các địa phương (Thanh tra Sở Y tế).

Tại TW (Bộ Y tế), Thanh tra Bộ Y tế được chính thức thành lập từ năm 1991 theo Quyết định số 1087/BYT-QĐ ngày 05/12/1991 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Tại các địa phương, bên cạnh tổ chức Thanh tra Sở Y tế đã được thành lập từ năm 1991, hiện nay tại 54/63 tỉnh, thành phố trong cả nước đã có thêm Thanh tra chuyên ngành thuộc các Chi cục ATVSTP. Từ chỗ chỉ có trên 10 cán bộ làm công tác thanh tra chuyên trách tại Thanh tra Bộ Y tế khi mới thành lập, đến nay Bộ Y tế đã có gần 70 cán bộ công chức làm công tác thanh tra, bao gồm cả thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành thuộc Thanh tra Bộ, Thanh tra Cục ATVSTP và Thanh tra Tổng Cục DS-KHHGĐ. Tại các địa phương, khi mới thành lập Thanh tra y tế, mỗi Sở chỉ có từ 1- 2 cán bộ, đến nay Thanh tra Sở đã có từ 3 - 5 cán bộ. Riêng TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh đông dân, mỗi địa phương có từ 10 cán bộ trở lên làm công tác thanh tra tại Sở Y tế. Bên cạnh đó, tại mỗi Chi cục ATVSTP còn có thêm từ 3 - 6 cán bộ làm công tác thanh tra chuyên ngành, nâng tổng số cán bộ thanh tra toàn ngành y tế lên trên 500 người (gấp 5 lần so với năm 1991).

Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thanh tra y tế, ngay sau khi được thành lập, Thanh tra Bộ Y tế đã phối hợp với các Vụ, Cục chức năng của Bộ tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Y tế xây dựng, trình Chính phủ và Bộ Y tế ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về công tác thanh tra nhằm cụ thể hoá công tác thanh tra y tế theo từng lĩnh vực chuyên ngành, tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng tổ chức, lực lượng và hoạt động của các tổ chức thanh tra trong ngành y tế trong cả nước.

 

Chuyển từ thanh tra bị động sang thanh tra có chương trình mục tiêu chủ động

Trong những năm qua, Thanh tra y tế trong cả nước đã tích cực chủ động phối hợp chặt chẽ với các đơn vị trong và ngoài ngành tăng cường công tác thanh, kiểm tra, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý các sai phạm. Đặc biệt trong giai đoạn từ 2006- 2010, sau khi Thanh tra y tế được kiện toàn theo các quy định của Chính phủ, hoạt động thanh tra y tế trên tất cả các lĩnh vực đã có nhiều khởi sắc. Nổi bật nhất là công tác thanh tra y tế đã chuyển từ thanh tra vụ việc bị động sang thanh tra có chương trình mục tiêu tương đối chủ động; từ thanh tra phân tán theo cấp hành chính sang thanh tra chuyên đề, chuyên ngành, phối hợp thống nhất giữa thanh tra hành chính với thanh tra chuyên ngành; gắn công tác thanh tra với giải quyết khiếu nại, tố cáo và công tác phòng chống tham nhũng. Nhờ đó mà hiệu quả hoạt động thanh tra tăng lên, tác dụng thanh tra ngày càng rõ rệt, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực y tế.

Về hoạt động thanh tra chuyên ngành, trong 5 năm qua chủ yếu tập trung vào thanh tra các lĩnh vực như: thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế,  KCB, VSATTP... và thanh tra hành chính. Trong giai đoạn này, toàn ngành đã triển khai thanh, kiểm tra tại 942.574 cơ sở thuộc các lĩnh vực dược, y tế dự phòng và KCB trên cả nước. Qua đó đã phát hiện 116.853 cơ sở vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính 114.049 cơ sở với các hình thức phạt cảnh cáo 86.193 cơ sở, phạt tiền 27.856 cơ sở với tổng số tiền phạt là 27,546 tỷ đồng. Trung bình hàng năm Thanh tra y tế cả nước đã tiếp khoảng gần 800 lượt công dân và tiếp nhận hơn 1.000 đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh của công dân. Việc giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân đã được ngành y tế tích cực xem xét và giải quyết kịp thời, không để kéo dài và tạo thành “điểm nóng”, góp phần tạo sự ổn định và phát triển của ngành.

Thanh tra Bộ là thường trực Ban chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng của Bộ Y tế, đã tích cực đôn đốc hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, đơn vị tiến hành kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức. Bộ Y tế đã ban hành quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp và danh mục chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ công chức, viên chức; thực hiện việc công khai, minh bạch gắn với đẩy mạnh công tác cải cách hành chính nhằm góp phần quan trọng vào việc phòng ngừa tham nhũng.

Về công tác phòng, chống ma tuý: Thanh tra Bộ là thường trực tiểu ban phòng, chống ma tuý của Bộ Y tế, hàng năm đã tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng chống tệ nạn ma tuý trong ngành y tế; tổ chức các đoàn thanh, kiểm tra việc quản lý, sử dụng, xuất nhập khẩu, buôn bán và cấp phát các loại thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc.

Tự hào với những thành tích đã đạt được trong gần 20 năm qua, với sự quan tâm của Lãnh đạo ngành y tế, sự nỗ lực vươn lên của mỗi cán bộ công chức, Thanh tra y tế tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tích cực rèn luyện giữ vững phẩm chất tốt đẹp của người cán bộ thanh tra y tế, vừa có tấm lòng "Lương y như từ mẫu", vừa giữ vững nguyên tắc của người cán bộ thanh tra, phấn đấu hoàn thành tốt hơn nữa các nhiệm vụ được giao góp phần thực hiện thắng lợi Chiến lược chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân trong giai đoạn mới. Với sự quyết tâm, trách nhiệm, toàn thể cán bộ công chức Thanh tra y tế trong thời gian tới sẽ thực hiện tốt các nhiệm vụ như: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về thanh tra y tế, tham mưu cho Lãnh đạo Bộ trong việc xây dựng cơ chế, chính sách cải cách hành chính; Tiếp tục xây dựng, củng cố về tổ chức và cơ chế hoạt động của thanh tra y tế, gắn với xây dựng các quy trình nghiệp vụ, đưa công tác thanh tra y tế vào nề nếp...; tổ chức và phối hợp tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn nghiệp vụ thanh tra về lĩnh vực thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành cho cán bộ thanh tra y tế các tỉnh, thành phố; Thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ thanh tra; nêu cao trách nhiệm, kỷ luật, tính chiến đấu, tính thuyết phục; tính hiệu quả trong hoạt động thanh tra; huy động sức mạnh tổng hợp, đồng bộ trong hoạt động thanh tra; Quyết tâm xây dựng đội ngũ cán bộ công tác thanh tra y tế trong sạch, vững mạnh, có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ trong giai đoạn phát triển mới.

  

Với những kết quả đạt được trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, Thanh tra Y tế đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng: Huân chương Lao động hạng Ba năm 2005; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2001; Bằng khen Bộ Y tế các năm: 1997; từ 2000- 2004 và từ 2007- 2009; Bằng khen Bộ GD&ĐT về phối hợp trong công tác phòng chống ma tuý năm 2002; Bằng khen của UB Quốc gia phòng chống ma tuý năm 1998; Bằng khen của Thanh tra Nhà nước (nay là Thanh tra Chính phủ) các năm: 1993, 1994, 1996, 1998, 1999, 2002, 2003; Cờ thi đua của Thanh tra Chính phủ các năm: 1997, 2000, 2004, 2008, 2009. Tại các địa phương, kể từ năm 1991 đến nay, 100% Thanh tra các Sở Y tế đều đã được khen thưởng ở các mức độ khác nhau, trong đó có một số địa phương được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế tặng cờ thi đua.

 

                                                               Theo SucKhoe

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Nhờ có hai người anh cho da, bệnh nhân D. may mắn được cứu sống bằng phương pháp ghép da đồng loại

Ngộ độc thực phẩm vẫn còn nhiều

Trao đổi với Tuổi Trẻ bên lề hội nghị chống độc khu vực châu Á - Thái Bình Dương lần 9 (từ ngày 17 đến 19-11 tại Hà Nội), giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai Phạm Duệ cho hay loại ngộ độc thường gặp nhất ở VN là ngộ độc thực phẩm, chiếm khoảng 30% bệnh nhân vào Trung tâm chống độc.

Coi chừng tàn phế vì dị vật

Nhầm lẫn, sơ suất trong đời sống hằng ngày có thể là nguyên nhân gây nên những tai nạn nặng nề, thậm chí tàn phế.

Hội thảo quốc tế vai trò công tác khám - chữa bệnh tuyến ban đầu

(HBĐT)- Trong 2 ngày 16 và 17/11, Ban Quản lý Dự án nâng cấp dịch vụ y tế cộng đồng tỉnh Hoà Bình (Ban QLDA KICH) tổ chức hội thảo quốc tế vai trò công tác khám chữa bệnh tuyến ban đầu. Dự hội thảo có các đồng chí: Nguyễn Thị Xuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế; Nguyễn Minh Thảo, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam; các ông Hubert Cooman, Đại sứ vương quốc Bỉ; Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các vụ, cục T.Ư và các ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh.

Tân Lạc duy trì bền vững các biện pháp giảm sinh

(HBĐT) - Sân khấu hoá các hoạt động truyền thông thu hút đông đảo nhân dân tham gia cùng với duy trì thường xuyên tự tổ chức chiến dịch ở cơ sở là hai cách làm hay, hiệu quả mà ngành dân số Tân Lạc đang triển khai để giữ vững tỷ lệ gia tăng dân số ở mức 1,075%, tỷ lệ sinh con thứ 3 dưới 2%.

Bớt nỗi lo khuyết tật vận động

Điều trị bàn chân khoèo, chỉnh sửa các biến dạng ở chi thể, nếu được thực hiện sớm thì hiệu quả càng cao

Thừa Thiên - Huế: “Côn trùng lạ” gây ngứa hoàn toàn vô hại với con người

Ngày 16/11, thầy thuốc ưu tú - BS Nguyễn Võ Hinh, GĐ TT Phòng chống sốt rét ký sinh trùng - Côn trùng TT-Huế cho biết: “Loại “côn trùng lạ” gây ngứa ở nhà ông Khải là loại mạt bụi nhà (phức hợp Dermatophagoides) không có khả năng gây hại người”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục