Một bà ngoại bồng cháu trai đến khám, em bé 3 tuổi rất hiếu động nhưng vẫn chưa biết nói. Bà than phiền với chúng tôi: “Bé chỉ chưa nói chứ thông minh lắm, nóigì cũng hiểu, không biết tại sao bác sĩ bên bệnh viện Nhi lại giới thiệu sang đây khám”. Sau khi làm các test kiểm tra thính giác xong thì bé này thật sự bị điếc sâu, cần phải trợ thính ngay vì 3 tuổi mới trợ thính là hơi muộn.
Nghĩ nhầm là bé nghe được
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới khiếm thính bị phát hiện muộn. Khi sinh con ra thấy con không bị khiếm khuyết gì là ba mẹ thường yên tâm, nghĩ con không bị dị tật. Nhưng có những khiếm khuyết không nhìn thấy ngay được như khiếm thính. Nhiều bà mẹ nói với bác sĩ: con tôi khi sinh ra nghe được, nó khóc lớn lắm. Chuyện khóc lớn và nghe là 2 chuyện khác nhau, không hiểu sao khi hỏi về bệnh sử thì việc bé khóc lớn được hầu hết các bà mẹ đưa ra để chứng minh con mình nghe được. Bé nghe được hay không nghe được khi đói, khi tè… đều khóc cả. Khi bị khiếm thính thì bé thường được bù trừ bằng những giác quan khác nhạy hơn như: nhìn, xúc giác… vì vậy, bé nhanh chóng hiểu được qua vẻ mặt, hành động và môi mấp máy của người thân muốn bé làm gì. Chính điều này làm chúng ta ngỡ bé nghe được.
|
Cách phát hiện
Ở nhà, muốn biết sơ bộ bé nghe hay không thì phải tạo tiếng động thử ở sau lưng bé không được cho bé biết. Nếu bé có phản ứng quay lại tìm nguồn phát âm thì là bé có nghe, nếu không thì nên đưa bé đi khám.
Hiện nay, một số bệnh viện phụ sản đã sử dụng nghiệm pháp đo âm ốc tai (OAE) để tầm soát khiếm thính trẻ sơ sinh. Khi sinh con, trước khi rời nhà bảo sinh, các mẹ nên cho con làm nghiệm pháp đo này. Tuy nhiên, nghiệm pháp này cũng không loại trừ được 100% điếc bẩm sinh, vì nó chỉ chẩn đoán được các trường hợp điếc bẩm sinh do ốc tai, còn không chẩn đoán được trường hợp điếc bẩm sinh sau ốc tai. May thay trong điếc thần kinh bẩm sinh thì 85% là điếc do ốc tai và chỉ có 15% là điếc sau ốc tai.
Ở Việt Nam, các cơ sở sản khoa trang bị máy đo OAE để tầm soát khiếm thính trẻ sơ sinh chưa nhiều, vì vậy nhiều cháu bị khiếm thính không được phát hiện sớm. Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo trẻ sinh ra từ 0 - 3 tuổi phải được kiểm tra thính lực ít nhất 1 lần, đặc biệt với các cháu có biểu hiện nói ngọng, chậm nói hoặc không phản ứng với tiếng động.
Theo SKĐS
Probiotic có vai trò thế nào đến việc phát triển thể lực của các em nhỏ cùng nhiều vấn đề liên quan đang được các chuyên gia hàng đầu về dinh dưỡng và đại diện tập đoàn Arla Foods giải đáp. Xin mời độc giả theo dõi buổi giao lưu đặc biệt này.
(HBĐT)- Theo Chi cục ATVSTP, tính đến hết 6 tháng đầu năm, trên địa bàn toàn tỉnh đã xảy ra 19 vụ ngộ độc thực phẩm làm 310 người mắc, trong đó có 1 trường hợp tử vong. Cũng theo cơ quan này, con số trên chỉ là phần nổi của “tảng băng chìm”. Vấn đề mất ATVSTP vẫn đang ở mức đáng báo động và cần được các cấp, ngành quan tâm hơn nữa, đặc biệt là vào dịp cuối năm.
Nhiều người vì muốn ru trẻ ngủ mà cho lên võng đu đưa, thậm chí đưa võng rất mạnh vì nghĩ như thế bé mới thích. Tuy nhiên, theo bác sĩ, điều này rất nguy hiểm vì có thể khiến não trẻ bị tổn thương, thậm chí tử vong.
Việc khám chẩn đoán và thực hiện phẫu thuật chỉ gói gọn trong một ngày, ngay sau đó người bệnh có thể xuất viện. Đơn vị phẫu thuật trong ngày đang góp phần quan trọng vào việc giảm tải cho bệnh viện Nhi Đồng 2 và tiết kiệm chi phí điều trị cho bệnh nhân.
Viêm phế quản mạn tính (VPQMT) là một bệnh thuộc đường hô hấp dưới. Bệnh hay gặp ở người trưởng thành trên 40 tuổi mà trong đó chủ yếu ở người cao tuổi (NCT), nam giới gặp nhiều hơn nữ giới.
(HBĐT) - Tối ngày 22/11, T.Ư Đoàn, Sở GD-ĐT, Sở Y tế, và Tỉnh Đoàn Hoà Bình đã tổ chức đêm giao lưu truyền thông sức khoẻ sinh sản tại trường Cao đẳng sư phạm Hoà Bình.