Ho khi thay đổi thời tiết (ho dị ứng thời tiết), ho gió, ho do nhiễm lạnh, cảm lạnh…là những chứng ho rất thường gặp. Chứng ho này thường tái phát vào các thời điểm giao mùa, hoặc mùa lạnh. Người bệnh dễ bị kích thích tại vùng họng gây ngứa rát họng và ho. Ho không chỉ tái phát nhiều lần mà còn kéo dài trong nhiều ngày khiến cơ thể mệt mỏi, tức ngực, bụng, đau đầu, mất ngủ, ảnh hưởng tới cuộc sống, sinh hoạt và làm việc. Những đối tượng hay bị ho thường có cơ địa nhạy cảm hoặc sức đề kháng kém khiến tác nhân gây bệnh dễ dàng tấn công. Ảnh minh họa

 

Để đề phòng các trường hợp ho do dị ứng thời tiết, người bệnh nên chú ý những vấn đề sau: Hạn chế tác nhân gây dị ứng bằng việc chú ý giữ ấm cơ thể nhất là vào buổi sáng khi mới ngủ dậy hoặc buổi tối khi đi ngủ. Khi ra ngoài vào trời lạnh nên mặc ấm, đeo khẩu trang, quàng khăn kín cổ. Không nên uống nước lạnh, ăn đồ ăn nguội lạnh…

Bồi bổ sức khỏe, sinh hoạt điều độ để có được thể chất tốt, nâng cao sức đề kháng là yếu tố quan trọng để phòng bệnh nói chung và đề phòng ho nói riêng. Theo kinh nghiệm dân gian, sử dụng Mật ong vừa có lợi cho sức khỏe, vừa là một vị thuốc thiên nhiên giúp giảm ho hiệu quả. Uống một ly nước ấm pha mật ong vào mỗi sáng giúp cơ thể khỏe mạnh. Người mắc bệnh mạn tính, sử dụng Mật ong đều đặn sẽ giúp tăng cường thể trạng, chống mệt mỏi và giúp bệnh chóng bình phục hơn. Mật ong cũng là phương thuốc dân gian chữa ho quen thuộc với con người ở khắp nơi trên thế giới. Ngày nay, tác dụng giảm ho của Mật ong được khoa học chứng minh là còn tốt hơn nhiều thuốc tân dược vẫn thường dùng. Không chỉ giảm ho tốt, Mật ong còn là phương thuốc chữa ho an toàn, thích hợp với các trường hợp ho lâu ngày, ho dễ tái phát. Tiến sĩ Ian Paul, trường ĐH Pensylvania khi so sánh tác dụng giảm ho của Mật ong đã kết luận “Kết quả rõ rệt đến nỗi chúng tôi khẳng định Mật ong tốt hơn tất cả các thuốc mua ở quầy”. Theo ông “Mật ong cũng là liệu pháp tự nhiên an toàn và hiệu quả mà các bậc cha mẹ nên dùng cho trẻ trên 1 tuổi khi chúng bị ho hay cảm cúm…”.

Mật ong có thể dùng dưới dạng nguyên chất để chữa ho hoặc kết hợp với 1 số thảo dược quen thuộc như lá hẹ, quất, tỏi, đu đủ, cánh hoa hồng, cà rốt…Với những người thường xuyên bị ho, nên có sẵn một chai Mật ong tại nhà để có thể dùng làm thuốc hoặc chế biến thành thuốc giảm ho khi cần.

Mật ong cũng được kết hợp trong một số thuốc ho đông dược (như thuốc ho Bảo Thanh) vừa giúp bảo quản thuốc, vừa phát huy tác dụng dược lý riêng: Giảm ho, kháng khuẩn, giúp mau lành niêm mạc hầu họng bị viêm và đau rát, nâng cao thể trạng. Thích hợp trong điều trị các chứng ho dễ tái phát, ho dai dẳng lâu ngày như ho do dị ứng thời tiết…

 

                                                                               Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục