Cán bộ đoàn kiểm tra liên ngành thử test nhanh nguyên liệu dùng trong sản xuất măng tại Công ty Cổ phần nông - lâm sản Kim Bôi (Thanh Nông, Lạc Thuỷ)
(HBĐT)- Theo Chi cục ATVSTP, tính đến hết 6 tháng đầu năm, trên địa bàn toàn tỉnh đã xảy ra 19 vụ ngộ độc thực phẩm làm 310 người mắc, trong đó có 1 trường hợp tử vong. Cũng theo cơ quan này, con số trên chỉ là phần nổi của “tảng băng chìm”. Vấn đề mất ATVSTP vẫn đang ở mức đáng báo động và cần được các cấp, ngành quan tâm hơn nữa, đặc biệt là vào dịp cuối năm.
Đã thành thông lệ, dịp cuối năm là thời gian diễn ra nhiều tiệc tùng, cưới hỏi... Đây chính là những nơi tiềm ẩn không ít nguy cơ về mất ATVSTP. Theo chân anh Nguyễn Văn Bình - một thợ chuyên nấu cỗ, chúng tôi có dịp tiếp cận với hậu trường các đám cưới. Chứng kiến từ lựa chọn, bảo quản đến chế biến thực phẩm khiến chúng tôi giật mình. Nhóm thợ có khoảng chục người nên chuẩn bị mua thực phẩm phải diễn ra trước đó 1- 2 ngày và chế biến sơ qua từ ngày hôm trước.
Vậy là trước đó 2 ngày, chúng tôi được cùng anh Bình lên đường sắm nguyên liệu và “tống” vào tủ bảo quản. Chiếc tủ lâu ngày không được lau dọn, nay chứa đủ các loại thực phẩm bốc lên thứ mùi khó chịu. 3h sáng ngày cưới chính, chúng tôi đến địa điểm “tập kết”, gia chủ đã chuẩn bị sẵn cho nhóm thợ khoảng đất trống ngay bên cạnh khu vực dựng rạp để “hành nghề”. Theo anh Bình, đây là địa thế khá thuận lợi cho sắp xếp cỗ bàn, thêm vào đó gần nguồn nước, có hệ thống thoát nước đảm bảo. Tuy nhiên, chỉ bằng cảm quan cũng thấy chính khu vực “hậu trường” này là điểm tiềm ẩn không ít nguy cơ mất ATVSTP. Thức ăn đã qua chế biến, chưa qua chế biến, bát đũa đã qua sử dụng đều được để chung một chỗ. Đấy là chưa kể thức ăn chín, sống đều được thái chung trên 1 chiếc thớt...
Bên cạnh đó, rượu đám cưới phần lớn cũng do nhóm làm cỗ cưới đặt mua. Giá thành là yếu tố quyết định hàng đầu nên không mấy khi họ quan tâm rượu được chế biến, chưng cất ra sao. Hiện nay, địa bàn vùng Tây Nguyên và tại một số xã vùng sâu, xa của khu vực Tây Bắc đã có hiện tượng ngộ độc rượu do methanol gây tử vong.
Theo Chi cục ATVSTP, chỉ có 70,14% cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm đạt yêu cầu, đối với các cơ sở kinh doanh thực phẩm, cơ sở dịch vụ ăn uống, số lượng cơ sở đảm bảo ATVSTP chỉ đạt xấp xỉ 65%. Khi đoàn kiểm tra liên ngành về ATVSTP đi đến đâu phát hiện sai phạm đến đó. Cá biệt, một bếp ăn tập thể tại trường học trên địa bàn huyện Lương Sơn cũng đã bị lập biên bản vì không đảm bảo ATVS. Tính đến hết 6 tháng đầu năm có 1.517 cơ sở vi phạm, trong đó có 172 cơ sở bị huỷ sản phẩm; tổng số tiền xử phạt lên đến gần 200 triệu đồng.
ông Bùi Quang Huấn, Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP cho biết: Thực tế thanh, kiểm tra đột xuất tuyến tỉnh thì việc chấp hành quy định pháp luật của cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, đặc biệt là các cơ sở nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh hầu hết không đạt. Từ nay cho đến hết năm, Chi cục vẫn tiếp tục thực hiện hậu kiểm nhằm hạn chế đến mức tối đa hành vi mất ATVSTP, đồng thời tuyên truyền nâng cao nhận thức cho chủ sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm.
Trong tháng 11, phối hợp cùng với đoàn kiểm tra liên ngành, Chi cục ATVSTP đang tiến hành rà soát, phát hiện và xử lý các cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh rượu có nồng độ methanol cao. Bước sang tháng 12, Đoàn tiếp tục tăng cường kiểm tra hàng hoá, góp phần đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng có chất lượng cao phục vụ nhân dân đón Tết Nguyên đán an toàn.
Tuy nhiên, một thực tế dễ nhận thấy là công tác kiểm tra của các ban, ngành chức năng diễn ra khá thường xuyên nhưng các cơ sở SX -KD vi phạm hầu như không giảm. Trả lời về vấn đề này, ông Bùi Quang Huấn cho biết thêm: Hiện nay, toàn Chi cục chỉ có 11 CB -CNV hoạt động trên địa bàn 11 huyện, thành phố. Với trên 6.500 cơ sở SX -KD thực phẩm trên địa bàn, công tác kiểm tra, xử phạt dù diễn ra khá thường xuyên vẫn chỉ như muối bỏ bể. Bên cạnh đó, phương tiện kỹ thuật phục vụ cho lấy mẫu, bảo quản... còn hạn chế và là thách thức lớn với Chi cục.
Cũng có ý kiến cho rằng, số tiền xử phạt về mất ATVSTP hiện nay quá ít so với lợi nhuận của doanh nghiệp thu được, do đó, đây không phải là biện pháp hiệu quả. Việc đầu tư cho kiểm tra ATVSTP cũng như tăng cường các biện pháp xử phạt là vấn đề cần được các cấp, ngành chức năng lưu tâm. Có như thế, người tiêu dùng mới hy vọng về sự thay đổi tích cực đối với tình trạng ATVSTP hiện nay.
Hải Yến
(HBĐT) - Cô giáo Nguyễn Thị Thịnh, Phó hiệu trưởng, Chủ tịch Hội chữ thập đỏ (CTĐ) trường PT DTNT Đà Bắc cho biết: Phong trào CTĐ được nhà trường đặc biệt quan tâm nhằm khơi dậy tinh thần tương thân - tương ái của tập thể nhà trường để giúp đỡ, động viên những học sinh còn gặp nhiều khó khăn trong học tập, đời sống.
(HBĐT) - Vừa qua, Phó Thủ trướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã chỉ đạo Bộ Y tế chủ trì phát động cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”. Chỉ đến lúc này, những người hoạt động trong ngành y và ngay chính người dân mới giật mình nhìn lại thói quen sử dụng thuốc ngoại vốn đã tồn tại từ lâu. Dư luận băn khoăn với câu hỏi: Liệu đây có phải là thời cơ vàng để thuốc nội tăng tính cạnh tranh trên thị trường?
Hiện nay nhờ phối hợp tốt ba phương pháp điều trị ung thư chủ yếu là xạ trị (dùng tia phóng xạ), phẫu thuật và hóa trị liệu (dùng thuốc) mà tỉ lệ sống của người bệnh tăng lên rất đáng kể.
Bé con ho kéo dài một tháng kèm nghẹt mũi, đến khi thấy dịch màu vàng chảy ra, người mẹ kiểm tra mũi con mới phát hiện bên trong có một hạt dưa hấu đã nẩy mầm.
Vẫn là canh xương hầm, canh cá, canh gà.... nhưng ở từng độ tuổi, thể trạng mà món canh có tác dụng khác nhau.
Kiến cò còn có tên khác là nam uy linh tiên, bạch hạc, là cây nhỏ mọc thành bụi, cao 1-2m, có rễ chùm. Thân non có lông mịn. Lá mọc đối, có cuống, phiến hình trứng thuôn dài, mặt trên nhẵn, mặt dưới hơi có lông mịn. Hoa nhỏ, mọc thành xim nhiều hoa ở nách lá hoặc đầu cành hay ngọn thân. Hoa màu trắng nom như con hạc đang bay nên có tên gọi là bạch hạc. Quả nang dài, có lông. Cây ra hoa tháng 8.