Nằm giữa biển và sông, nhưng xóm Rồng ở Nghệ An không có nước ngọt sử dụng. Thiếu nước, nhiều cô gái mới về làm dâu trong xóm đành 'trốn' nhà chồng về mẹ đẻ chỉ để 'tắm một cái cho thỏa thích'.

 

Đến xóm Rồng, ấn tượng đầu tiên là những ống nhựa chằng chịt xen lẫn với dây điện, cáp điện thoại. Trước mỗi hiên nhà là chiếc bình nhựa gắn chặt vào mái ngói để lấy nước mưa. Dưới đất, những chiếc can nhựa nằm chỏng chơ bên phi nước lúc nào cũng trong trạng thái khô khốc.

Nằm giữa sông Lò và bờ biển xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc (Nghệ An), xóm Rồng có 120 hộ với gần 1.000 nhân khẩu chủ yếu sống bằng nghề đi biển. Các cụ già cho biết, từ khi lập xóm đến nay, ước mơ lớn nhất của xóm Rồng là trời mưa liên tục để có nước dùng thoải mái.

Nhà ngay sát sông Lò, gia đình anh Phạm Văn Thuần thuộc diện khá giả, sở hữu tàu cỡ lớn chuyên đánh cá xa bờ, nhưng chuyện nước nôi lúc nào cũng khiến anh phải đau đầu. Sau nhiều lần mất hàng chục triệu đồng thuê máy về khoan, thuê thầy địa lý về tìm nước ngọt nhưng không thành công, gia đình anh Thuần đành chấp nhận tằn tiện từng giọt nước.

“Dù nằm cạnh sông nhưng nước đều nhiễm phèn, nhiễm mặn, không thể sử dụng. Chúng tôi phải dự trữ nước mưa và mang xe bò đi gần chục cây số mới mua được nước về dùng. Mùa này còn có mà mua chứ mùa hè thì nước hiếm như vàng. Chúng tôi phải dậy từ sáng sớm, đi sang làng khác xếp hàng mua từng can", anh Thuần cho biết.

Ở xóm Rồng, nhà nào cũng có nhiều can nhựa, thùng phi dùng để đi xin, mua nước.

Nước mua về đều được sử dụng tằn tiện, đầu tiên dùng để vo gạo, nước gạo sau đó dùng rửa rau và kế tiếp là dùng cho lợn gà, súc vật uống. Những gia đình nào xa xỉ thì sau khi tắm giặt ở dưới sông Lò lên mới có vài gáo nước ngọt để dội qua.

“Sống mãi trong cảnh thiếu nước giờ cũng quen rồi, chỉ tội nhất là bọn trẻ hoặc những người mới về làm dâu, làm rể xóm Rồng không quen cảnh sống thiếu nước. Nhiều cô gái về làm dâu xóm Rồng được vài ngày là đòi về nhà mẹ đẻ chỉ để tắm một cái cho thoải mái”, chị Nguyễn Thị Thắng thở dài.

Mấy năm nay, một số gia đình có điều kiện đã đầu tư cả chục triệu đồng mua ống nhựa, máy bơm công suất lớn rồi kéo điện sang những giếng nước của các gia đình ở làng bên cạnh để bơm nước về dùng, nhưng cũng không hiệu quả. Ống nhựa phơi mưa phơi nắng rất nhanh bị hỏng, các giếng nước lại ở xa, máy bơm công suất lớn cũng khó đưa nước về tận nhà dân.

“Lúc đầu chỉ một số ít gia đình làm hệ thống này thì còn đủ nước để bơm, nhưng giờ nhiều người làm quá nên các giếng nước ở làng bên cạnh cũng cạn”, một người dân cho biết.

Những chậu nước đục, sủi bọt, đã qua sử dụng được người dân chắt chiu để lọc lại và sử dụng tiếp. .

Để tích trữ nước, tất cả gia đình ở xóm Rồng đều có bể lớn. Trước hiên nhà là những chiếc thùng nhựa để hứng nước mưa từ mái ngói rồi cho chảy thẳng vào bể. Tuy nhiên, những bể này chỉ đáp ứng được nhu cầu cho người dân khoảng vài tháng, còn lại đành phải đi xin, mua nước từ các làng khác.

Ông Vũ Minh Quế, xóm trưởng xóm Rồng cho biết, từ bao đời nay, người dân phải sống chung với cảnh thiếu nước ngọt. Việc tắm rửa, giặt giũ đều được tiến hành ở con sông Lạch Lò nhưng mấy năm gần đây, sông này ô nhiễm khiến cho người dân càng khốn đốn.

Bí thư Đảng ủy xã Nghi Thiết, ông Nguyễn Văn Vinh, cho biết xã đã lập hồ sơ, làm tờ trình xin dự án nước sạch ở Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhưng đến nay vẫn chưa thấy kết quả. "Việc thiếu nước ở xóm Rồng hiện rất trầm trọng nhưng chắc vài năm tới, người dân vẫn phải sống chung với thiếu nước”, ông Vinh nói

 

                                                                             Theo VnExpress

Các tin khác


Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục