Con trai tôi năm nay lên ba, cháu thấp bé hơn các bạn cùng lứa nên gia đình rất lo lắng. Để giúp cháu phát triển chiều cao, mỗi ngày tôi đều cho cháu ăn cháo trộn với bột vỏ trứng gà tán nhuyễn. Xin bác sĩ cho biết cách làm này có tốt không? Bác sĩ cho biết những thông số chuẩn về chiều cao và cân nặng của trẻ theo chuẩn để gia đình có thể tự theo dõi. Trần Minh Hằng (Bà Triệu)

 

Theo dân gian thì một số người hay lấy vỏ trứng gà xay thành bột tán nhuyễn và cho trẻ ăn hay uống để mong chữa một số bệnh như còi xương, ra mồ hôi trộm…Tuy nhiên, vỏ trứng gà chỉ là canxi vô cơ nên cơ thể không thể hấp thụ được, chưa kể lại còn gây nhiều triệu chứng khó tiêu khác như ậm ạch, đầy bụng, táo bón… Bạn nên ngừng ngay cách này để tránh gây hại cho hệ tiêu hóa của cháu.

Thay vì áp dụng những công thức như vậy, bạn nên tăng cường chế độ ăn cho cháu với các món nhiều canxi như cua đồng, tôm tép và cá nhỏ ăn cả xương, phô mai… Đồng thời, mỗi ngày cho cháu uống khoảng 3-4 ly sữa 180-200ml. Bạn có thể chọn NuVita vì sữa này đã được các chuyên gia dinh dưỡng nghiên cứu áp dụng công thức Tall Max IGF1 nhằm tác động vào hormone tăng trưởng chiều cao IGF1, giúp cháu tăng chiều cao tốt. NuVita có hai dạng là dạng sữa bột hoặc dạng sữa nước, tùy theo sở thích mà bạn chọn cho cháu loại phù hợp.

Dưới đây là bảng cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ trong một số giai đoạn, theo chuẩn tăng trưởng mới của WHO (tổ chức y tế thế giới) - 2007 để chị và gia đình có thể theo dõi cho cháu:

Trẻ gái:

+ 0 tuổi, cân nặng - chiều cao bình thường (CN-CCBT): 3,2 kg - 49,1 cm; suy dinh dưỡng là (SDD): 2,4 kg - 45,4 cm; thừa cân (TC): 4,2kg.

+ 1 tháng, CN-CCBT: 4,2 kg - 53,7 cm; SDD: 3,2 kg - 49,8 cm; TC: 5,5 kg.

+ 3 tháng, CN-CCBT: 5,8 kg - 57,1 cm; SDD: 4,5 kg - 55,6 cm; TC: 7,5 kg.

+ 6 tháng, CN-CCBT: 7,3 kg - 65,7 cm; SDD: 5,7 kg - 61,2 cm; TC: 9,3 kg.

+12 tháng, CN-CCBT: 8,9 kg - 74 cm; SDD: 7 kg - 68,9 cm; TC: 11,5 kg.

+18 tháng, CN-CCBT: 10,2 kg - 80,7 cm; SDD: 8,1 kg - 74,9 cm; TC: 13,2 kg.

+2 tuổi, CN-CCBT: 11,5 kg - 86,4 cm; SDD: 9 kg - 80 cm; TC: 14,8 kg

+ 3 tuổi, CN-CCBT: 13,9 kg - 95,1 cm; SDD: 10,8 kg - 87,4 cm; TC: 18,1 kg.

+ 4 tuổi, CN-CCBT: 16,1 kg - 102,7 cm; SDD: 12,3 kg - 94,1 cm; TC: 21,5 kg.

+ 5 tuổi, CN-CCBT: 18,2 kg - 109,4 cm; SDD: 13,7 kg - 99,9 cm; TC: 24,9 kg.

Trẻ trai:

+ 0: CN-CCBT: 3,3 kg- 49,9 cm; SDD: 2,4 kg - 46,1 cm; TC: 4,4 kg.

+ 1 tháng, CN-CCBT: 4,5 kg - 54,7 cm; SDD: 3,4 kg - 50,8 cm; TC: 5,8 kg.

+ 3 tháng, CN-CCBT: 6,4 kg - 58,4 cm; SDD: 5 kg -57,3 cm; TC: 8 kg.

+ 6 tháng, CN-CCBT: 7,9 kg - 67,6 cm; SDD: 6,4 kg - 63,3 cm; TC: 9,8 kg.+ 12 tháng, CN-CCBT: 9,6 kg - 75,7 cm; SDD: 7,7 kg -71,0 cm; TC: 12 kg.

+ 18 tháng, CN-CCBT: 10,9 kg - 82,3 cm, SDD: 8,8 kg -76,9 cm; TC: 13,7 kg.

+ 2 tuổi, CN-CCBT: 12,2 kg - 87,8 cm; SDD: 9,7 kg - 81,7 cm; TC: 15,3 kg.

+ 3 tuổi, CN-CCBT: 14,3 kg - 96,1 cm; SDD: 11,3 kg - 88,7 cm; TC: 18,3 kg.

+ 4 tuổi, CN-CCBT : 16,3 kg - 103,3 cm; SDD: 12,7 kg - 94,9 cm; TC: 21,2 kg.

+ 5 tuổi, CN-CCBT: 18,3 kg - 110 cm; SDD: 14,1 kg -100,7 cm; TC: 24,2 kg.

Chuyên mục được thực hiện với sự cố vấn của PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm - Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia.

 

                                                                            Theo HaNoiMoi


 


 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục