Các y, bác sĩ khoa Nhi (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) điều trị cho trẻ bị viêm phổi.

Các y, bác sĩ khoa Nhi (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) điều trị cho trẻ bị viêm phổi.

(HBĐT) - Chỉ trong mấy ngày rét đậm nhưng số lượng bệnh nhi mắc bệnh liên quan đến đường hô hấp phải nhập viện đã tăng cao. Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Hải, Phó khoa Nhi (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) cho biết: Mỗi ngày, phòng khám nhi có khoảng 40 – 50 trẻ đến khám, trong đó ¾ là bệnh liên quan đến đường hô hấp, 10 – 15 ca bệnh nặng phải nhập viện điều trị.

 

Thời tiết lạnh, khô làm cho đường hô hấp của trẻ bị tổn thương, dẫn đến viêm đường hô hấp trên như viêm amiđan, mũi, họng; viêm đường hô hấp dưới như viêm phế quản, viêm phế quản phổi, viêm phổi. Trẻ bị nhiễm lạnh dễ bị viêm đường hô hấp dưới với những triệu chứng như sốt, ho, khó thở, khò khè. Nếu có những triệu chứng trên, gia đình cần đưa trẻ đến các cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa để chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, tránh để bệnh nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng.

 

Phòng hô hấp 1, khoa Nhi (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) có 5 bệnh nhân, chủ yếu là những ca bệnh nặng phải điều trị dài ngày. Cháu lớn thì được hơn 3 tuổi, cháu bé mới chỉ gần 2 tháng tuổi cũng phải nhập viện. Các cháu đều có biểu hiện ho, khó thở và quấy khóc. Bé Bùi Duy Phong ở xóm Mới, xã Thung Nai (Cao Phong) bị ho, sốt cao kèm co giật vừa được mẹ và bà đưa bằng taxi đến khoa Nhi khám. Chị Bùi Thị Nga, mẹ cháu Phong cho biết: Cháu được 10 tháng tuổi. Đêm hôm trước, cháu ho kéo dài, đến sáng thì sốt lên đến 42oC, mặt, môi đỏ và bị co giật, không ăn, uống được gì. Chị đã cho cháu uống thuốc hạ sốt và đưa ngay đến bệnh viện. Bên cạnh giường của cháu Phong, cháu Đinh Khánh Linh ở xã Bình Thanh (Cao Phong) đã phải điều trị 7 ngày vì viêm phổi. Đến ngày thứ 8, bệnh của cháu đã ổn định, các bác sĩ đã cho cháu xuất viện. Bà ngoại bé Linh tâm sự: Cháu gầy hơn trước nhiều nhưng may mà gia đình quyết định đưa cháu đến bệnh viện điều trị sớm. Trước cháu thở khò khè và ho liên tục theo cơn, cả nhà cũng mất ăn, mất ngủ theo.

 

Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh về đường hô hấp nếu không chủ động phòng, tránh. Tuy nhiên, trẻ em và người già dễ mắc bệnh hơn vì sức đề kháng yếu. Để phòng, chống các bệnh đường hô hấp khi thời tiết lạnh, theo bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Hải cần tuân thủ 3 cách sau: Giữ ấm kể cả trong nhà lẫn khi ra ngoài trời. Ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng. Giữ vệ sinh đường hô hấp hàng ngày như súc miệng bằng nước muối, nhỏ mũi bằng dung dịch Natri clorid 0,9%. Cụ thể, cần mặc ấm, đi dày, tất, găng tay, đội mũ. Với trẻ em, cho uống sữa, ăn các chất giàu dinh dưỡng như: đạm (thịt, cá, đậu), vitamin C (rau xanh và trái cây), vitamin A (gan, trứng), chất sắt, kẽm có nhiều trong thuỷ hải sản. Đối với người già nên ăn nhiều bữa, ăn các thực phẩm lỏng dễ tiêu hoá như xúp, cháo, rau xanh các loại thái nhỏ. Uống thêm sữa, sinh tố hoa quả, bột ngũ cốc như bột đậu đen, đậu xanh là những thực phẩm giàu năng lượng, khoáng chất. Ngoài ra, món ăn cũng nên có nhiều gia vị như gừng, tiêu, hành, tỏi... Với những bệnh nhân đã được chẩn đoán bệnh về đường hô hấp như hen phế quản, viêm tiểu phế quản co thắt, viêm mũi dị ứng, ngoài những cách phòng bệnh như trên cần loại bỏ những dị nguyên như khói thuốc lá, khói than. Đối với những trường hợp bị viêm cấp tính nếu không tiếp tục phòng bệnh sẽ bị mắc tái phát nhiều lần thành bệnh mãn tính, ảnh hưởng hưởng lớn đến sức đề kháng của cơ thể, gây ra nhiều bệnh cơ hội khác.

 

Thời tiết lạnh cũng là thời điểm hoành hành của bệnh khớp, gút, chàm khô, da nứt nẻ. Theo lời khuyên của bác sĩ, đối với các bệnh viêm khớp, khi trời lạnh cần giữ ấm cơ thể, nhất là chân, tay. Những người bị bệnh gút cần phải kiêng hoàn toàn rượu, bia và hạn chế các món ăn giàu đạm, chất béo. Những người bị chàm khô nên uống nhiều nước, tránh tắm nước quá nóng, dùng loại sữa tắm có chất làm ẩm da và không có chất làm thơm. Bôi kem làm ẩm da ngay sau khi tắm và nếu nặng thì uống thuốc chống dị ứng theo chỉ định của bác sĩ.

 

                                                                                     Minh Châu

 

Các tin khác


Ngăn chặn dịch sởi lây lan vì đã có 42 ca mắc và nghi mắc

Cả nước đã ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố.

Triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm 

Sáng 18/3, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND, cán bộ phụ trách công tác y tế các huyện, thành phố.

Ra quân vận động người dân tham gia bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày 16/3, hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức lễ phát động ra quân chương trình "Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam xung kích, tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế” (BHXH, BHYT). Chương trình được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tất cả các bưu điện tỉnh, thành phố, trung tâm toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam.

Huyện Tân Lạc quan tâm thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng ở huyện Tân Lạc đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai và thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ được uốn ván sơ sinh; giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà; giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi; mở rộng diện bao phủ các vắc xin viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn ở địa phương.

Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường

Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, có trẻ mắc bệnh khi mới 5 tuần tuổi. Trẻ ho gà có biểu hiện như thế nào? Cách phát hiện sớm ho gà, phân biệt ho gà và ho thông thường ra sao?

Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục