Khi trời lạnh, ngón chân, tay tôi thường sưng đỏ và có cảm giác ngứa khó chịu. Xin hỏi đó có phải là biểu hiện của bệnh cước không và cách phòng bệnh như thế nào? (chị Liên Hồng, Thanh Trì).
Phát cước là biểu hiện của tình trạng hoại tử tế bào (chủ yếu ở phần da), tạo thành những đám da phù nề màu đỏ sẫm, hay gặp ở các ngón chân, tay và có thể thấy ở mũi hay tai. Trời lạnh làm cho các mạch máu ngoại vi dưới da bị co lại, khiến máu lưu thông chậm, gây thiếu ôxy ở vùng cần nuôi dưỡng. Khi được làm ấm đột ngột, mạch máu sẽ bị vỡ, dễ dẫn tới viêm, sưng nề, ngứa và đau. Bệnh không phải do dị ứng hay di truyền mà do thân nhiệt chịu lạnh kém. Phụ nữ, người lao động chân tay, người có tuần hoàn máu kém dễ mắc bệnh.
Triệu chứng của bệnh là các đầu ngón chân, tay sưng đỏ, cảm giác ngứa như bị kim châm, thậm chí đau đớn, phồng rộp, đôi khi tê dại, bóp mạnh không có cảm giác… làm ảnh hưởng nhiều đến lao động cũng như sinh hoạt. Khị bị cước tay, chân, mọi người cần đến khám tại các phòng khám chuyên khoa da liễu để được hướng dẫn điều trị đúng cách, không nên gãi quá nhiều để tránh lở loét, phồng rộp, dẫn đến nhiễm trùng. Cách đơn giản giúp giảm ngứa, giảm đau khi bị cước, buổi tối trước khi đi ngủ nên ngâm tay, chân vào nước ấm có pha ít muối, vài lát gừng trong khoảng 30 phút, sau đó lau khô và đi tất để giữ chân luôn ấm; hạn chế ăn uống những thức ăn hay gây dị ứng, chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá... Để phòng bệnh, mùa lạnh nên thường xuyên giữ ấm bàn tay và bàn chân. Khi tiếp xúc với nước cần đeo găng tay bảo vệ; tắm bằng nước ấm để cân bằng nhiệt độ, tăng tuần hoàn cho da; uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây và rau xanh.
Theo BaoHaNoiMoi
(HBĐT) - Ngày 7/1, Sở Y tế phối hợp với Ban quản lý dự án Hỗ trợ phát triển hệ thống Y tế dự phòng tổ chức hội thảo xác định vấn đề y tế ưu tiên của tỉnh Hòa Bình năm 2011.
(HBĐT) - Năm 2010, các cấp Hội CTĐ toàn tỉnh đã đẩy mạnh các hoạt động phát triển cộng đồng mang tính bền vững đối với người nghèo, người gặp rủi ro trong cuộc sống, người khuyết tật, đồng bào vùng dân tộc thiểu số, nạn nhân chiến tranh như dạy nghề, tạo việc làm, cho vay vốn để phát triển sản xuất, xây dựng, sửa chữa nhà tình thương…
Tại thời điểm này, số lượng bệnh nhân đi khám bệnh do nhiễm ký sinh trùng đã tăng cao so với đầu năm 2010
Trao đổi với báo chí, Tiến sĩ Cao Minh Quang, Thứ trưởng Bộ Y tế khẳng định, để chấn chỉnh lại hoạt động ngành dược, cuối năm nay, TP HCM sẽ cưỡng chế đóng cửa toàn bộ cơ sở kinh doanh thuốc không đạt chuẩn GPP
Tất cả những ai mắc bệnh cần phải tiếp máu đều là những người khổ, chứ không hẳn chỉ người nghèo mới khổ. Người nghèo cần được tiếp sức, còn người khổ thì đều được quyền tiếp máu, Viện trưởng Viện huyết học truyền máu TƯ Nguyễn Anh Trí khẳng định.
Ngày 6-1, Sở Y tế TPHCM, UBND, Trung tâm Y tế quận 8 tổ chức lễ khánh thành và đưa vào hoạt động cơ sở điều trị thay thế chất gây nghiện bằng Methadone tại địa chỉ 314 Âu Dương Lân phường 3 quận 8. Được biết, sau khi đưa vào hoạt động, cơ sở này sẽ tiếp nhận điều trị cho khoảng 250 - 300 bệnh nhân.