Thận trọng khi dùng thuốc giảm đau papaverin.

Thận trọng khi dùng thuốc giảm đau papaverin.

Ngày nay, chỉ định của papaverin có những điểm khác trước. Nếu không nắm các thông tin này, việc dùng sẽ không đem lại hiệu quả mà có thể gây tai biến. Papaverin là hoạt chất chiết từ nhựa cây thuốc phiện nhưng chỉ có tác dụng giảm đau do co thắt mà không có tác dụng giảm đau do ức chế thần kinh trung ương như các hoạt chất thuốc phiện khác (morphin, codein).

Cơ chế chống co thắt của papaverin là ức chế phosphoryl hoá và cản trở co cơ. Papaverin được xếp vào nhóm giảm đau chống co thắt có tác dụng hướng cơ, được dùng làm giảm cơn đau do tăng nhu động ruột - dạ dày (trong viêm đại tràng, dạ dày, viêm ruột) do co thắt tử cung (trong thống kinh) do quặn thận, mật (trong viêm thận, túi mật)...

Papaverin còn chống cơn co thắt mạch máu não, ngoại vi, làm giãn cơ tim. Trước đây, thuốc từng được dùng trong bệnh thiếu máu não, thiếu máu cơ tim, co thắt phế quản do hen, cơn đau thắt ngực. Tuy nhiên nó không đưa lại hiệu quả chắc chắn. Nay đã có nhiều thuốc thay thế chữa các bệnh này tốt hơn, ít độc hơn, nên không dùng vào việc này nữa.

Chưa có thông tin đầy đủ về tác hại của papaverin với thai, với quá trình sinh sản.  Trước đây, thuốc được dùng chống “dọa sảy thai”, nay do có nhiều thuốc tốt hơn, an toàn hơn, nên rất ít được dùng. Các tài liệu mới nhất (Dược thư Việt Nam 2002) ghi “Không  dùng papaverin cho người có thai”. Chưa có thông tin đầy đủ về sự bài tiết papaverin vào sữa. Tránh dùng cho người cho con bú.

Papaverin có thể gây hiện tượng quá mẫn. Chứng quá mẫn ở gan biểu hiện vàng da, rối loạn tiêu hoá, tăng bạch cầu eosin, thay đổi men gan. Không dùng cho người có tiền sử quá mẫn với thuốc này. Ngừng ngay thuốc khi có hiện tượng quá mẫn gan.

Thuốc tiêm tĩnh mạch papaverin khi tiêm nhanh có thể gây loạn nhịp tim, ngừng thở, tử vong. Hết sức thận trọng khi dùng dạng thuốc này. Không được pha trộn papaverin  tiêm vào dịch truyền ringer lactat vì gây tủa, làm biến chất thuốc, dẫn đến tai biến.

Papaverin còn có thể gây suy giảm dẫn truyền nhĩ - thất, gây ngoại tâm thu thất nhất thời, ngoại tâm thu hoặc cơn nhịp nhanh kịch phát, không được dùng thuốc khi có block nhĩ thất hoàn toàn và hết sức cẩn trọng khi có suy giảm dẫn truyền nhĩ - thất. Không được dùng cho người bị bệnh Parkinson, đặc biệt khi đang dùng thuốc chữa bệnh Levodopa vì sẽ gây các tương tác bất lợi. Papaverin làm co mạch, tăng huyết áp, không được dùng nó cho người có chứng tăng áp lực sọ, tăng nhãn áp. Nếu dùng liều cao và (hoặc) kéo dài có thể gây chóng mặt, nhức đầu, ngủ gà, ngủ lịm và quen thuốc.

 Khi uống papaverin xuất hiện hiệu lực rất nhanh, duy trì được trong khoảng 6 giờ, vì vậy nên uống cách nhau mỗi 6 giờ một lần. Nếu dùng dạng thuốc uống phóng thích hoạt chất chậm thì hiệu lực xuất hiện có muộn hơn nhưng duy trì được trong 12 giờ, nên uống liều có hiệu lực cách nhau mỗi 12 giờ một lần.

                                                                               Theo Báo SKĐS 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Hoạt động chi trả chế độ BHXH tại BHXH huyện Đà Bắc

Ước vọng “kim cương”

Khởi động chương trình "Kim cương tươi đẹp", không chỉ các đứa trẻ bị căn bệnh xương thủy tinh quái ác và gia đình mà những người thực hiện đều đau đáu kỳ vọng các em sẽ cứng cáp, vững vàng, hoàn thiện như kim cương đã được mài giũa

TP Hồ Chí Minh đưa thuốc chữa bệnh vào chương trình bình ổn giá

UBND TP Hồ Chí Minh vừa chỉ đạo sở, ngành, đơn vị có liên quan của thành phố thực hiện nghiêm Nghị quyết Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 23-2-2011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội

Phát hiện nguyên nhân gây ung thư biểu bì vẩy nến

Sau hơn 40 năm nghiên cứu tiến trình phát triển bệnh ung thư biểu bì vảy nến, các nhà khoa học thuộc Viện khoa học, công nghệ và nghiên cứu của Singapore đã phát hiện chính sự không hoàn thiện trong gen TGFBR1 là nguyên nhân gây bệnh ung thư này.

Mang thai có nên nằm ngửa?

Tôi đang mang thai tháng thứ 6 và tôi nghe nói rằng không nên nằm ngửa. Điều này có đúng không và tại sao?

Xử trí say, ngộ độc rượu

Cứ vào dịp Tết và đầu xuân hội hè nhu cầu tiệc tùng gặp gỡ họ hàng, bạn bè nhiều nên việc sử dụng rượu của người dân lại tăng đột biến, kèm theo đó là nguy cơ ngộ độc rượu rất cao. Đây cũng là những rủi ro khó tránh trong ngày trước, trong và sau Tết.

Hạ đường huyết nguy hiểm hơn tăng

Nhắc đến bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), rất nhiều bệnh nhân, thậm chí cả thầy thuốc luôn nghĩ đến tình trạng đường huyết tăng cao và tìm mọi biện pháp để hạ chỉ số đường máu xuống mà quên rằng đường máu xuống thấp quá mức bình thường là rất nguy hiểm, thậm chí nguy hiểm hơn tăng đường huyết rất nhiều và có thể gây tử vong nhanh chóng nếu không được xử trí cấp cứu kịp thời.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục