Cải xoong còn gọi là đậu ban thái, thủy điều thái, tây dương thái. Là cây thảo, có thân bò, phân nhiều nhánh, đâm rễ ở các đốt. Lá mọc so le, kép lông chim. Hoa nhỏ màu trắng, hợp thành chùm ở các đầu cành. Quả hình trụ chứa nhiều hạt màu đỏ. Cải xoong là một loại rau ăn rất tốt dùng để nấu canh hay xào. Ngoài giá trị dinh dưỡng được dùng làm rau ăn hàng ngày, cải xoong còn là vị thuốc tốt.

Trong thành phần của cải xoong có nhiều vitamin C, các vitamin nhóm B, E và các các chất sắt, phốt pho, itốt có tác dụng bảo vệ sức khỏe, chống bệnh tật, nhiễm trùng, chống sự lão hóa... Bộ phận dùng làm thuốc thân và lá, chủ yếu dùng tươi hoặc phơi, sấy khô. Theo Đông y, cải xoong tính hàn, vị hơi đắng và hắc có tác dụng lợi tiểu, giúp tiêu hóa tốt, giải độc...dùng chữa bí tiểu, tàn nhang, hỗ trợ điều trị ho lao, đái tháo đường, giúp phòng bệnh bướu cổ.

Rau cải xoong.

Chữa bí tiểu: Cải xoong tươi 45g, 20g củ hành tây, 15g củ cải trắng. Tất cả rửa sạch, cắt nhỏ, sấy khô sắc với 1 lít nước còn 300ml, chia uống 2 lần trong ngày. Dùng trong 7 ngày. Hoặc lấy rau cải xoong rửa sạch, để ráo, nhúng qua nước sôi  trộn với dầu vừng (dầu mè) và dấm ăn trong ngày. Thực hiện liên tục trong 5 ngày.

Chữa tàn nhang: 20g cải xoong tươi, 1 thìa cà phê mật ong. Cải xoong rửa sạch, để ráo, giã nhỏ trộn với mật ong, tất cả cho vào miếng vải mềm, sạch. Ngày bôi chỗ tàn nhang 2 lần vào buổi sáng và chiều rồi để khô và lau sạch. Dùng đến khi nốt nhang mờ dần.

Giúp thanh nhiệt: 100g cải xoong tươi, rửa sạch, vò hay giã nát, đem lọc nước, pha với đường uống. Ngày thực hiện 2 lần. Bài thuốc này vừa đơn giản, giúp giải khát, chống mệt mỏi.

Hỗ trợ điều trị ho lao: 150g rau cải xoong, 100g phổi lợn đem nấu canh ăn vào buổi sáng. Buổi chiều trộn một nắm rau cải xoong sống với 100g thịt bò sào tái với dấm. Ăn liên tục trong 15 ngày. Món ăn này giúp bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng, mau lành bệnh.

Chữa nhiệt lưỡi, chảy máu chân răng do viêm lợi: Cải xoong 200g, rửa sạch nấu với cà rốt, nấu với 400ml còn 100, uống hoặc ngậm hàng ngày. Thực hiện bài thuốc này cho đến khi không còn bị nhiệt lưỡi và chảy máu chân răng.

Giúp phòng bệnh bướu cổ: Cải xoong 200g, cà chua 1 quả, rau mùi, kinh gới 10g, dầu ăn, gia vị, giấm. Cách làm: Cải xoong, cà chua, rau gia vị rửa sạch, để ráo. Cà chua thái lát. Cải xoong trần qua nước sôi, rau mùi, kinh giới thái nhỏ, cà chua thái lát. Tất cả đem trộn đều với giấm, gia vị ăn thay rau. Mỗi tuần nên ăn 3 lần. Bài thuốc này đơn giản, dễ làm nhưng giúp tăng cường iốt phòng bệnh bướu cổ hiệu quả.

Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Cải xoong 150g, 30g củ cải, 10g cần tây, 20g cải bắp, 15g cà rốt, 10g tía tô. Tất cả rửa sạch, giã nát hoặc ép lấy nước uống, ngày 1 cốc.\

                                                                               Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục