Khô miệng xảy ra khi nước bọt ít hoặc hoàn toàn không được sản xuất. Hiện tượng ít nước bọt sẽ khiến bạn có cảm giác mọi thứ như đặc quánh nhưng biểu hiện rõ nhất của chứng khô miệng là cảm giác khát.

 

Biểu hiện

 

Khô miệng thường đi kèm với khô da: Thiếu nước bọt không chỉ gây khô miệng mà còn gây khô da. Môi trở nên nứt nẻ và xuất hiện các vết loét ở khóe miệng. Lưỡi cũng cảm thấy thô ráp và khô. Bạn cảm thấy khó khăn khi nuốt hoặc nói do không có nướt bọt bôi trơn.

 

Những biểu hiện dễ bỏ qua: Khô miệng gây khó chịu và dẫn tới các tác dụng phụ. Vì nước bọt không ngấm vào thực phẩm nên sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình nhai và tiêu hóa thức ăn, nó cũng khiến hơi thở có mùi. Nếu thoa dưỡng môi, nó có thể dính vào răng do không có nước bọt bôi trơn răng. Khô miệng có thể là thủ phạm gây khản giọng hay ngứa họng.

 

Các nguyên nhân gây khô miệng

 

Thuốc: Hơn 400 loại thuốc có thể gây khô miệng, từ các loại thuốc không kê đơn dành cho các bệnh như dị ứng, cảm lạnh đến các loại thuốc kê đơn cho các bệnh như huyết áp cao, bàng quang hoạt động quá mức và thần kinh. Nó cũng là hậu quả của các cách điều trị như xạ trị trong ung thư do làm tổn thương tuyến nước bọt. Hóa trị cũng có thể khiến lượng nước bọt giảm đi và gây cảm giác khô miệng.

 

Tổn thương thần kinh: Khô miệng có thể liên quan với các tổn thương thần kinh ở đầu hay cổ. Nếu những dây thần kinh chính truyền thông điệp giữa não và tuyến nước bọt bị tổn thương, não bộ sẽ không thể điều khiển việc sản xuất nước bọt. Không có nước bọt, cảm giác ngon miệng sẽ giảm bởi vì nước bọt cũng truyền hương vị của thực phẩm đến các tế bào thần kinh trong miệng và họng.

 

Những nguyên nhân khác: khô miệng có thể do chứng bệnh Sjogren (bệnh tự miễn đích thực của các tuyến ngoại tiết). Bệnh khiến các tế bào bạch cầu tấn công tuyến lệ và tuyến nước bọt, gây khô mắt, khô miệng. Khô miệng cũng thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường và có HIV/AIDS.

 

Hút thuốc làm bệnh nặng hơn: có rất nhiều lý do để bỏ thuốc và khô miệng là một trong những lý do chính đáng. Hút thuốc không gây khô miệng nhưng các chất trong thuốc lá sẽ làm tình trạng khô miệng trầm trọng thêm. Cồn và cafein cũng gây khô miệng.

 

Điều trị

 

Khi có biểu hiện khô miệng, có thể đi khám ở phòng khám đa khoa hay Nha khoa. Nếu không uống bất cứ loại thuốc nào thì có thể là bạn đang mắc hội chứng Sjogren hay tiểu đường.

 

Thiếu nước bọt sẽ gây hại cho răng: Thường xuyên kiểm tra răng nếu bạn có cảm giác khô miệng. Dùng chỉ tơ nha khoa và đánh răng hằng ngày để làm sạch các kẽ răng. Nếu không thể chải răng sau ăn thì hãy uống nhiều nước. Liên tục uống nước và dùng các loại nước xúc miệng không chứa cồn hay các sản phẩm chăm sóc răng miệng.

 

Mẹo tăng tiết nước bọt

 

Nếu không phải do thuốc thì việc ăn/nhai kẹo không đường sẽ giúp tăng tiết nước bọt.

 

Uống nước thường xuyên cũng giúp giảm cảm giác khô miệng nhưng lưu ý tránh xa các loại nước có đường, có tính axit hay có cafein.

 

Uống nước lọc hay sữa trong bữa ăn cũng giúp miệng bớt khô, hỗ trợ cho quá trình nhai và nuốt.

 

Cố gắng ngủ trong phòng có máy tạo ẩm để giảm cảm giác khô miệng.

 

Thường xuyên đi khám nha sĩ.

 

                                                Theo Dan Tri

Các tin khác

Uống cà phê có tác dụng làm tăng huyết áp nhưng nên uống vào buổi sáng để tránh mất ngủ.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Bệnh viện Đa khoa tỉnh: 4 năm liền giữ vững danh hiệu Bệnh viện xuất sắc

(HBĐT) - Sáng 11/3, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2010, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2011.

Tỷ lệ đẻ tại cơ sở y tế đạt 99,3%

(HBĐT) - Từ năm 2006 đến nay, thông qua việc tăng cường truyền thông, tư vấn, giáo dục kết hợp làm tốt công tác quản lý thai nghén, chăm sóc trước sinh, triển khai các dịch vụ kỹ thuật mới trong chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, công tác chăm sóc SKSS trên địa bàn tỉnh đạt được kết quả đáng khích lệ.

Đau mắt đỏ bùng phát sớm tại Hà Nội

Hai tuần gần đây, mỗi ngày Bệnh viện Mắt Trung ương (Hà Nội) tiếp nhận khoảng 60-80 bệnh nhân đến khám vì đau mắt đỏ. Theo các chuyên gia, dịch năm nay xuất hiện sớm hơn thường lệ.

Nam Định: Dịch cúm A (H1N1) bùng phát

Ông Phùng Thiện Quý, Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng huyện Giao Thuỷ (Nam Định) cho biết, đã có một người tử vong do mắc bệnh cúm A (H1N1), hiện nay dịch đang lây lan mạnh trong cộng đồng.

Kiểm tra, xử lý nghiêm việc kê khai giá thuốc bất hợp lý

Ngày 10-3, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế đã có công văn khẩn gửi sở y tế các tỉnh, thành phố và các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu thuốc yêu cầu kiểm tra và giám sát việc kê khai giá thuốc, nhằm bình ổn thị trường dược phẩm.

Ảo tưởng khỏi bệnh nhờ thiết bị từ trường

Rất nhiều người mắc bệnh huyết áp, tim mạch, xương khớp, tiểu đường, gút… đang đặt cược sức khoẻ của mình vào các thiết bị từ trường với hy vọng khỏi bệnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục