Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là tình trạng bệnh lý được đặc trưng bởi sự hạn chế lưu lượng khí thở ra không hồi phục hoàn toàn. Sự hạn chế lưu lượng khí thở ra thường tiến triển và liên quan với đáp ứng viêm bất thường của phổi với các hạt khí và khí độc hại. Đây là bệnh có thể dự phòng và điều trị được. BPTNMT bao gồm bệnh viêm phế quản mạn và khí thũng phổi.

Các biểu hiện của đợt cấp của BPTNMT

BPTNMT thường gặp ở những người có các yếu tố nguy cơ như nghiện thuốc lá, thuốc lào; tiếp xúc lâu năm với những khói, bụi, khí độc hại... Triệu chứng lâm sàng tùy theo thể bệnh: có bệnh nhân biểu hiện triệu chứng của bệnh viêm phế quản mạn (ho khạc đờm mạn tính, tức ngực, khám phổi có thể có các ran phế quản...) hoặc biểu hiện triệu chứng của khí thũng phổi (lồng ngực căng giãn, khó thở mạn thường xuyên, tăng dần liên quan đến gắng sức, khám phổi rì rào phế nang giảm...) hay có cả triệu chứng của bệnh viêm phế quản mạn và khí thũng phổi (thể hỗn hợp). Trong đợt cấp của bệnh, bệnh nhân thường có biểu hiện ho khạc đờm tăng, số lượng đờm nhiều, đờm đục, khó thở tăng và có thể có biểu hiện của nhiễm trùng (sốt…), khám phổi thường thấy nhiều loại ran (ran rít, ran ngáy, ran ẩm, nổ). Bệnh nhân có thể có biểu hiện suy tim, suy hô hấp nặng lên hoặc xuất hiện tràn khí màng phổi trong đợt cấp. Xét nghiệm công thức máu có thể thấy thay đổi số lượng và công thức bạch cầu. Chụp Xquang phổi có thể thấy hình ảnh “phổi bẩn” hoặc các nốt, đám mờ mới xuất hiện rải rác 2 phổi. Việc xác định nguyên nhân đợt cấp của BPTNMT rất quan trọng, giúp thầy thuốc can thiệp điều trị kịp thời, hiệu quả. Nguyên nhân của đợt cấp tính bao gồm 2 nhóm: phổ biến nhất là do nhiễm khuẩn, trong đó do vi khuẩn gặp nhiều nhất (gặp từ 40-50%), tiếp đến nhiễm virut gặp khoảng 30% và vi khuẩn không điển hình gặp từ 5-10%. Nguyên nhân không nhiễm trùng có thể do suy tim nặng lên, loạn nhịp tim, tắc mạch phổi, tràn khí màng phổi; điều trị 02, dùng thuốc ngủ, an thần, lợi tiểu không đúng hoặc có các bệnh chuyển hoá phối hợp (tiểu đường…), dinh dưỡng kém ...

 Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thể dự phòng và điều trị được.

Dự phòng đợt cấp của BPTNMT

Dự phòng đợt cấp của BPTNMT gồm các phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc. Các thuốc đã được chứng minh có hiệu quả trong việc kiểm soát các triệu chứng và dự phòng đợt cấp tái phát của bệnh gồm: thuốc giãn phế quản nhóm chủ vận β2 adrenergic tác dụng kéo dài (long acting β2 adrenergic agonist-LABA) như salmeterol, formeterol; coritisteroid dạng hít (Inhaled corticosteroid-ICS) như budesonide, fluticason; thuốc giãn phế quản nhóm kháng giao cảm (anticholinergic) như ipratropium, tiotropium. Hiện nay thường dụng thuốc dạng kết hợp giữa thuốc giãn phế quản nhóm chủ vận β2 adrenergic tác dụng kéo dài và coritisteroid dạng hít (LABA+ICS) như các biệt dược seretide, symbicort. Các bác sĩ căn cứ vào biểu hiện các triệu chứng và giai đoạn của BPTNMT để đưa ra chỉ định, liều lượng và thời gian sử dụng các thuốc này một cách thích hợp với từng bệnh nhân. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, việc sử dụng phối hợp LABA+ICS đã giảm số lần đợt cấp, cải thiện chức năng hô hấp, chất lượng cuộc sống và giảm tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân BPTNMT. Kháng sinh không được khuyến cáo dùng để dự phòng đợt cấp của BPTNMT. Các phương pháp dự phòng không dùng thuốc rất phong phú. Những bệnh nhân nghiện thuốc lá cần ngừng hút thuốc lá, hoặc cai thuốc nhờ tư vấn và trợ giúp của thầy thuốc. Nghiên cứu về tác dụng của cai thuốc lá ở người BPTNMT cho thấy nếu bệnh nhân càng cai thuốc sớm (ở tuổi trung niên) thì rối loạn chức năng hô hấp sẽ chậm hơn những người cai thuốc muộn (ở tuổi già). Ôxy liệu pháp rất quan trọng với bệnh nhân BPTNMT đã có các biến chứng như suy hô hấp mạn tính, tâm phế mạn. Việc chỉ định và cách thức tiến hành ôxy liệu pháp phải theo hướng dẫn của thầy thuốc. Tiêm vaccin phòng phế cầu và phòng cúm cũng là biện pháp tốt dự phòng đợt cấp do nhiễm khuẩn. Người bệnh nên đeo khẩu trang khi tiếp xúc với khói, bụi; tránh lạnh đột ngột; vệ sinh răng miệng (xúc các nước sát trùng họng, miệng) để phòng nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và khi nhiễm trùng đường hô hấp trên xuất hiện phải điều trị ngay. Điều trị và kiểm soát tốt các bệnh phối hợp (tiểu đường, tăng huyết áp...). Thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ các chất đạm, giàu vitamin A, D, E và chất khoáng. Có chế độ nghỉ ngơi kết hợp với phương pháp vật lí trị liệu (hô hấp liệu pháp) hợp lí theo chỉ định và hướng dẫn của thầy thuốc. Hàng tháng người bệnh cần đi khám bệnh để được thầy thuốc chuyên khoa chỉ định điều trị các thuốc và tư vấn các biện pháp điều trị thích hợp. Khi có các triệu chứng biểu hiện đợt cấp của BPTNMT, người bệnh cần đến các phòng khám hoặc bệnh viện gần nhất để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời, hiệu quả. 
 
 
                                                                            Theo Báo SKĐS
 

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục