Trong Đông y, rượu được dùng làm chất dẫn cho một số loại thuốc khi sử dụng, nhất là các loại cao như cao trăn, cao khỉ, cao ngựa, cao mèo… nhưng lượng rượu dùng trong các trường hợp này cũng không phải là nhiều.

 

Còn với các loại thuốc Tây y, nói chung khi dùng thuốc không nên uống rượu, vì rượu (và các thức uống có cồn) sẽ tương tác với thuốc làm tăng hoặc giảm hiệu lực, có khi thuốc chuyển hóa thành chất độc hại.

Đặc biệt cần chú ý một số loại thuốc sau:

Thuốc chống động kinh, thuốc chống đông máu: Rượu sẽ làm giảm từ 1/3 - 1/2 hàm lượng thuốc hấp thu vào huyết tương nên sẽ làm giảm hiệu lực của thuốc.

Paracetamol và các thuốc chống lao: Khi sử dụng cùng với rượu làm tăng nguy cơ gây độc cho gan.

Thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau có opi, thuốc chống loạn thần, thuốc chống động kinh, thuốc kháng histamin H1: Rượu sẽ cộng hợp tác dụng trên thần kinh trung ương, làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương của các thuốc này.

Không uống rượu khi uống thuốc.

Thuốc hạ huyết áp (như thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn alpha, thuốc chẹn bêta...): Sử dụng thuốc đồng thời uống rượu sẽ gây hạ huyết áp tư thế đứng, gây choáng váng và ngất xỉu. Ngoài ra, người bị tăng huyết áp nếu uống rượu nhiều và đều đặn sẽ  tăng nguy cơ đột qụy.

Aspirin và salicylat: Tác dụng phối hợp giữa rượu và các loại thuốc này làm tăng tác dụng phụ của thuốc trên niêm mạc ống tiêu hóa, đặc biệt làm tăng nguy cơ chảy máu tiêu hóa.

Thuốc chống đái tháo đường: Rượu làm tăng tác dụng hạ đường huyết, có thể dẫn tới hôn mê do hạ đường huyết, nhưng với tolbutamia rượu lại làm giảm tác dụng của thuốc. Với metformin, rượu còn có nguy cơ làm tăng acid lactic, đặc biệt khi đói hoặc thiếu dinh dưỡng.

Disulfiram và các chất giống disulfiram: Chất này ức chế sự ôxy hóa rượu để hình thành acetaldehyd. Khi dùng chất này nếu uống rượu thì sau 5 – 10 phút sẽ thấy mặt đỏ bừng, nhức đầu, hạ huyết áp, đánh trống ngực, buồn nôn, rất khó chịu, gây cảm giác sợ rượu (hội chứng cai rượu).

Metronidazol: Cũng tác dụng như disulfiram, do đó, bệnh nhân dùng metronidazol không được uống rượu kể cả 48 giờ sau khi ngưng thuốc. 

 

                                                                             Theo Báo SKĐS   

      

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Nước từ các nhà máy khi chuyển tới các hộ dân để sử dụng đã thất thoát tới 40% trên hệ thống đường ống truyền dẫn.

Thoát mù nhờ cách mổ mắt mới

Nhiều người bị glaucoma, thoái hóa hoàng điểm, cận, thoái hóa võng mạc.... đã thấy lại ánh sáng nhờ phẫu thuật chuyển mạch và tái tạo tuần hoàn.

Hành khô và những điều bạn chưa biết

Dùng hành khô thường xuyên giúp giảm cholesterol, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Nam giới muốn có con nên ăn trái cây thường xuyên

Các nhà khoa học Ấn Độ thực hiện nghiên cứu với 30 người đàn ông đã lập gia đình nhưng chưa có con. Trong đó, một số người kiên trì mỗi ngày ăn một lượng hoa quả nhất định, những người còn lại không ăn hoa quả.

Ai không nên mổ cận thị?

Lasik là phương pháp mổ cận thị hiện đại nhất hiện nay. Sau phẫu thuật, thoát khỏi đôi kính vốn là vật bất ly thân cũng làm tăng thêm vẻ đẹp cho khuôn mặt. Nhưng đối với một số người, mổ cận thị không hẳn là giải pháp tốt nhất.

Công ty thấu kính R: đưa vào sử dụng 2 khu nhà ở cho công nhân

(HBĐT) - Nhằm tạo điệu kiện cho công nhân có nhà ở, yên tâm lao động, sản xuất, đầu năm 2011, Công đoàn và Ban giám đốc Công ty thấu kính R đã khánh thành và đưa vào sử dụng 2 khu nhà ở (27 căn hộ đơn và 9 hộ gia đình), phục vụ cho 130 công nhân và 9 hộ gia đình công nhân của công ty.

Người bệnh còn mù mờ về thuốc

Tiền thuốc chiếm gần 60% chi phí điều trị nhưng 90% bệnh nhân đang điều trị trong các bệnh viện không được cung cấp thông tin về thuốc mà họ đang sử dụng

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục