Người bệnh chọn mua thuốc tùy thuộc vào toa của bác sĩ và tư vấn của dược sĩ bán thuốc.

Người bệnh chọn mua thuốc tùy thuộc vào toa của bác sĩ và tư vấn của dược sĩ bán thuốc.

Trong điều trị bệnh, bệnh nhân đang phải gánh một chi phí rất lớn về tiền thuốc. Chi phí đó có thể được kéo giảm nếu lấy thuốc nội thay thế thuốc ngoại.

 

Mặc dù vậy, trong khi các thuốc thiết yếu là thuốc nội hoàn toàn có thể thay thế được thuốc ngoại thì việc kê đơn, cho thuốc lại phụ thuộc vào quan điểm của bác sĩ.

Thuốc nội - ngoại: chênh lệch giá quá cao

Tại Hội nghị thuốc Việt diễn ra ngày 6.5, Phó giáo sư - tiến sĩ Phạm Khánh Phong Lan, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, Chủ tịch Hội Dược học TP.HCM, cho biết: theo thống kê, so với tổng chi phí của bệnh viện, tiền thuốc chiếm tỷ lệ rất lớn, từ 60-70%, gấp 2-3 lần tỷ lệ lý tưởng (tỷ lệ lý tưởng là khoảng 20-30%).

Chi phí thuốc quá cao đang tạo một áp lực lớn lên người bệnh. Điều đáng nói, theo đánh giá của bà Lan, người bệnh phải trả giá cao cho tiền thuốc lại xuất phát từ hai nguyên nhân: lạm dụng trong kê đơn điều trị về số lượng chủng loại thuốc và tâm lý dùng thuốc ngoại đắt tiền.

Theo ghi nhận của phóng viên Thanh Niên Online, trên thị trường hiện nay, giá thuốc ngoại thường cao hơn thuốc nội ít nhất 2-3 lần, thậm chí gấp đến hơn 15 lần, với cùng chủng loại, công dụng, thành phần.

Giá một viên Amloefti (5 mg, thuốc hạ huyết áp) của Công ty CP Dược phẩm 3/2 là 540 đồng, thì sản phẩm cùng loại của Pháp có giá 8.300 đồng/viên.

Các loại thuốc kháng sinh như Cexime (100 mg) của Công ty CP hóa dược phẩm Mekophar (VN) là 3.000 đồng/viên thì của Korea United Pharm (Hàn Quốc) đến 11.800 đồng/viên; Zinmax (500 mg) của Công ty CP XNK Y Tế Domesco (TP.HCM, VN) giá 11.000 đồng/viên thì thuốc tương đương Zinnat của Anh có giá 24.500 đồng/viên.

Ngay cả những thuốc bổ thông thường, giá thuốc nội - ngoại cũng chênh lệch không ít: Enat 400 (vitamin E) có xuất xứ từ Thái Lan giá 2.200 đồng/viên, trong khi sản phẩm của Công ty CP dược phẩm OPC (VN) có giá chỉ bằng 1/3 (700 đồng/viên).

Trong khi đó, thống kê của Sở Y tế TP.HCM cho thấy, tại các bệnh viện tuyến TP, các bệnh viện đa khoa, chỉ có khoảng 30-40% chi phí tiền thuốc là các sản phẩm thuốc nội. Tỷ lệ sử dụng thuốc nội tại các bệnh viện chuyên khoa còn thấp hơn nhiều. Ở Bệnh viện Mắt, Bệnh viện Ung bướu, Viện Tim… thuốc nội chỉ chiếm 5% trong điều trị.

Hiện nay, VN có 101 nhà máy sản xuất thuốc đạt chuẩn GMP-WHO, thực hành sản xuất tốt theo tiêu chuẩn của WHO (Tổ chức Y tế Thế giới).

Tiến sĩ Cao Minh Quang, Thứ trưởng Bộ Y tế, đánh giá: “Các doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước đã sản xuất được hầu hết các hoạt chất trong danh mục thuốc thiết yếu, các loại thuốc chuyên khoa đặc trị như thuốc tim mạch, tiểu đường, huyết áp, thần kinh, nội tiết… với các dạng bào chế hiện đại. Các nhà sản xuất vắc-xin cũng đã có đủ khả năng sản xuất phục vụ chương trình tiêm chủng mở rộng”.

Thế nhưng, thuốc nội vẫn không có chỗ đứng trong điều trị bệnh ngay tại thị trường nhà.

Đẩy mạnh thuốc nội để giảm chi phí điều trị

Trả lời phỏng vấn của Thanh Niên Online, tiến sĩ Trần Đức Long, Vụ trưởng Vụ pháp chế, Bộ Y tế, cho biết: Mặc dù các thuốc thiết yếu là thuốc nội hoàn toàn có thể thay thế được thuốc ngoại nhưng việc kê đơn, cho thuốc ngoài phụ thuộc vào chất lượng thuốc còn tùy vào quan điểm của bác sĩ. Hiện nay, không thể có quy định đơn thuốc có bao nhiêu % là thuốc nội.

Bên cạnh đó, đối với các thuốc không kê toa, “chỗ đứng” của thuốc nội lại tùy thuộc vào ý kiến dược sĩ đứng bán tại các nhà thuốc và hệ thống phân phối thuốc.

Bà Lê Thị Mỹ Châu, Chủ tịch HĐQT hệ thống nhà thuốc Mỹ Châu cho biết: Mỹ Châu có chuỗi 11 nhà thuốc trên phạm vi TP.HCM. Tỷ lệ thuốc nội được phân phối tại nhà thuốc hiện chiếm 50% tổng số thuốc.

Theo bà Châu, về phần nhà thuốc, để giảm chi phí thuốc cho người bệnh, các dược sĩ đều tư vấn cho người mua những loại thuốc nội có chất lượng, thành phần, tác dụng tương đương nhưng giá rẻ hơn để thay thế thuốc ngoại. Đây cũng là một động thái của nhà thuốc giúp quảng bá thuốc nội.

“Việc sử dụng thuốc nội sẽ giúp kéo giảm chi phí tiền thuốc trong điều trị cho bệnh nhân, đồng thời, thuốc nội mạnh cũng là một đối trọng, giúp giảm giá thuốc hiện nay”, ông Long đánh giá.

 
Đấu thầu thuốc nội cho BHYT là một cách để tăng việc sử dụng thuốc nội - Ảnh: Nguyên Mi

Bộ Y tế đã có chỉ đạo cho phép các công ty sản xuất thuốc trong nước, kể cả có vốn nước ngoài, được trực tiếp kinh doanh, phân phối sản phẩm mà không cần thông qua trung gian công ty phân phối.

Trong năm 2011, Sở Y tế TP.HCM cũng yêu cầu các bệnh viện ưu tiên cho thuốc Việt.

Bên cạnh đó, Sở Y tế TP kiến nghị Bộ Y tế xem xét lại việc nhập khẩu thuốc, chỉ chấp nhận những thuốc trong nước chưa sản xuất được hoặc có thể chứng minh thế mạnh hơn thuốc Việt về chất lượng, giá cả; cần xem xét hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong nước khi xuất khẩu thuốc.

Bà Lan cho rằng, về lâu dài có thể áp dụng mô hình một số nước trong khu vực là đấu thầu cho bảo hiểm y tế chỉ dành cho đối tượng sản xuất thuốc trong nước vì có thể dễ dàng kiểm soát được chất lượng, các thông số, tiết kiệm chi phí, bớt tầng nấc trung gian và có thể đặt hàng sản xuất riêng cho bệnh viện.

Theo bà Lan, đây là giải pháp khả thi vì các doanh nghiệp dược trong nước hiện đã sản xuất được hầu như tất cả các thuốc thiết yếu trong danh mục bảo hiểm y tế.

                                                                          Theo ThanhNien

 

Các tin khác


Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục