Y bác sĩ Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương sơ cứu cho người bị tai nạn tại hiện trường Cứu sống 3 nạn nhân thủng tim

Y bác sĩ Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương sơ cứu cho người bị tai nạn tại hiện trường Cứu sống 3 nạn nhân thủng tim

Khi gọi cấp cứu 115, nên thông báo đầy đủ và chính xác tình trạng của người bị nạn để nhận được khuyến cáo cần thiết; cung cấp tiền sử bệnh để bệnh viện có hướng xử lý

Một công nhân nam trong lúc đang sơn lan can cho tòa nhà không may bị ngã từ trên lầu cao xuống đất. Chủ công trình vội gọi vào tổng đài 115. “Theo mô tả của người gọi, chúng tôi dự đoán người gặp nạn có thể bị gãy cột sống nên dặn kỹ phải để nạn nhân nằm yên tại chỗ, chờ đội cấp cứu đến” – điều dưỡng Nguyễn Châu Sơn, Khoa Cấp cứu ngoại viện Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương, người tham gia ê - kíp cấp cứu lần ấy, nhớ lại.
 
 Trong lúc xe cấp cứu đang chạy đến thì nhiều người lên tiếng trách mắng chủ công trình, buộc phải đem nạn nhân vào nhà. Tai họa đã xảy ra khi nạn nhân bị di chuyển không đúng cách dẫn đến tổn thương tủy sống vùng thắt lưng. Hậu quả là nửa thân dưới liệt vĩnh viễn.
 
Tai hại vì mất bình tĩnh
 
Có nhiều trường hợp nạn nhân bị tai nạn giao thông gãy cột sống cổ được di chuyển đến bệnh viện bằng taxi. Do không được cố định mà đoạn đường thì dằn xóc nhiều nên khí quản nạn nhân bị chèn ép, gây ngưng thở và tử vong trên đường.
 

Y bác sĩ Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương sơ cứu cho người bị tai nạn tại hiện trường Cứu sống 3 nạn nhân thủng tim
 
Ông V.X trong lúc rửa hồ cá không may bị thành hồ thủy tinh cứa vào bắp tay gây đứt động mạch. Người nhà vội dùng chiếc áo ép chặt vào vết thương và đưa ông đến bệnh viện. Do nhà quá xa nên đến được bệnh viện thì nạn nhân cũng bắt đầu hôn mê do mất máu quá nhiều. “Cách sơ cứu ấy đúng nhưng chưa đủ. Vết thương khá sâu, ngoài việc ép chặt để ngăn chảy máu, bệnh nhân cần giơ cao cánh tay bị thương khỏi đầu để giảm áp lực bơm máu từ tim lên vị trí tổn thương, hạn chế chảy máu” – điều dưỡng Nguyễn Châu Sơn cho biết thêm.
 
Nhiều trường hợp người nhà khi gọi cấp cứu do luống cuống nên không thông báo đúng tình trạng của nạn nhân khiến cho các nhân viên đội cấp cứu không thể nào hướng dẫn được cách sơ cứu ban đầu giúp họ.
 
Cần sơ cứu trước khi di chuyển
 
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Mai, Trưởng Khoa Cấp cứu ngoại viện Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương, khi xảy ra tình huống cần cấp cứu trong một số trường hợp nạn nhân rất cần được sơ cứu ngay trước khi di chuyển đến cơ sở y tế. Chẳng hạn các trường hợp:
 
- Ngưng tim, ngưng thở: Thấy nạn nhân trong trường hợp này, nên quan sát chuyển động lồng ngực hoặc áp tay vào mũi nạn nhân để kiểm tra hơi thở. Nếu nạn nhân đã ngưng tim, ngưng thở,  phải hồi sinh tim, phổi khẩn cấp trong vòng 3-4 phút bằng cách ép tim ngoài lồng ngực hoặc hà hơi thổi ngạt.
 
- Gãy xương: Gặp trường hợp này nên cố định chỗ gãy bằng nẹp trước khi di chuyển. Riêng các trường hợp khả năng nghĩ đến gãy cột sống hay gãy xương phức tạp, nhiều vị trí… thì cần để nạn nhân nằm yên tại hiện trường chờ đội cấp cứu tới.
 
- Chảy máu nhiều: Dùng khăn, vải sạch ép chặt vết thương để ngăn máu chảy. Nếu bị thương ở cánh tay, chân thì trong lúc di chuyển nên giơ tay hoặc chân nạn nhân có vết thương lên cao.
 
Theo các bác sĩ, trong mùa mưa, tai nạn điện giật thường xuyên xảy ra và đây cũng là trường hợp đặc biệt nên lưu ý. Trước hết, phải bảo đảm nguồn điện đã được ngắt trước khi đến gần nạn nhân. Nếu nạn nhân bất tỉnh, ngưng thở, không thấy mạch đập, cần hồi sinh tim, phổi và gọi ngay cho lực lượng cấp cứu chuyên nghiệp 115. Nếu  nạn nhân còn tỉnh thì  sơ cứu các vết phỏng điện (nếu có) và đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất.
 
Thông báo chính xác dấu hiệu sinh tồn
 
Bác sĩ Mai nhấn mạnh: “Nếu nạn nhân đang trong tình trạng nguy kịch hoặc người nhà lúng túng không rõ cách sơ cứu thì nên gọi ngay đội cấp cứu 115. Khi nhận được thông báo, chúng tôi sẽ hướng dẫn cụ thể các thao tác sơ cứu mà người nhà cần làm trong khi chờ xe cấp cứu tới”. Bác sĩ Mai cũng lưu ý khi gọi cấp cứu, người thân nên thông báo đầy đủ, chính xác tình trạng nạn nhân, đặc biệt là các dấu hiệu sinh tồn để nhận được khuyến cáo cần thiết. Bên cạnh đó, nên cung cấp tiền sử bệnh của người cần cấp cứu để phía bệnh viện có hướng xử lý hợp lý.
 

Đưa sơ cứu vào trường học
 

Theo tiến sĩ – bác sĩ Đỗ Quốc Huy, Phó Giám đốc Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương, phần lớn người dân vẫn chưa nắm rõ các kỹ năng sơ cứu. Hiện nay, tại TPHCM, bệnh viện đã triển khai huấn luyện kỹ năng sơ cứu cho nhiều cơ quan, xí nghiệp. Sắp tới, bệnh viện dự tính sẽ đưa chương trình này tiếp cận các trường học, giúp học sinh nắm rõ hơn về sơ cứu thông qua các bài học thực tế

                                                                                 Theo NLĐ

Các tin khác


Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục