Hiện nay, đang khá phổ biến tình trạng học sinh nam đông hơn học sinh nữ trong các trường học.
(ảnh chụp tại trường PTDTNT huyện Cao Phong).

Hiện nay, đang khá phổ biến tình trạng học sinh nam đông hơn học sinh nữ trong các trường học. (ảnh chụp tại trường PTDTNT huyện Cao Phong).

(HBĐT) - Theo số liệu cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, chất lượng dân số của tỉnh ta có vấn đề phải quan tâm, nhất là tỷ số MCBGTKS cao. Năm 2009 là 117% (tức 117 bé trai/100 bé gái), trong khi toàn quốc là 108,5%. Năm 2010, tỷ số giới tính khi sinh tăng lên 118% (tức cứ 118 bé trai/100 bé gái). Tỉnh ta nằm trong tốp 10 tỉnh có tỷ lệ MCBGTKS cao nhất cả nước. Trong đó, những địa phương có tỷ lệ cao là huyện Mai Châu, Tân Lạc, Lương Sơn, TPHB…

 

Chị Nguyễn Thị Minh Phương, Chi cục Phó Chi cục DS-KHHGĐ cho biết: Một trong những nguyên nhân dẫn đến MCBGTKS là ảnh hưởng của tập tục ưa thích con trai. Những trường hợp sinh con thứ 3 trở lên chủ yếu là cố ý để sinh con trai. Cũng có những cặp vợ chồng sẵn lòng chuyển con gái sang hộ khẩu khác hoặc cho đi làm con nuôi để có cơ hội sinh con trai. Hiện nay, ở tỉnh ta chưa có nghiên cứu sâu về nguyên nhân của thực trạng MCBGTKS. Song, vấn đề lựa chọn giới tính là có thực. Có không ít cặp vợ chồng đã đi tư vấn, nghiên cứu nhiều tài liệu và áp dụng các biện pháp để sinh con theo ý muốn. Có cả những cặp vợ chồng tìm đến cơ sở y tế ở ngoài tỉnh để xét nghiệm con trai hay con gái.

 

Mặc dù chưa có nghiên cứu chi tiết là do siêu âm dẫn đến MCBGTKS, song không hiếm các cơ sở siêu âm đã chuẩn đoán giới tính, cho dù đây là việc làm mà pháp luật nghiêm cấm. Sở Y tế đã từng có văn bản yêu cầu các cơ sở y tế không được phép chẩn đoán giới tính nhưng công tác kiểm tra, giám sát của ngành chức năng về lĩnh vực này chưa được thực hiện tốt. Vì vậy vẫn còn phổ biến tình trạng thông báo giới tính khi siêu âm. Chị Phương nhận định.

 

Bên cạnh đó, từ nhiều năm nay, công tác truyền thông DS –KHHGĐ mới chỉ chú trọng vào tuyên truyền mô hình gia đình ít con, không sinh con thứ 3 trở lên, chưa quan tâm nhiều tới tuyên truyền và cảnh báo tác động của việc MCBBGT. Vì vậy, người dân chưa được nâng cao nhận thức về vấn đề này để chuyển đổi hành vi.

 

Những thập kỷ qua, hậu quả của việc MCBGTKS ở các nước Trung Quốc, Hàn Quốc đã khiến cho nhiều phụ nữ, trẻ em gái nước ta trở thành nạn nhân bị buôn bán qua biên giới. Do vậy, trước thực trạng MCBGTKS của tỉnh, các nhà chuyên môn cảnh báo nếu không có những hành động và sự can thiệp kịp thời, chỉ trong vòng 20-30 năm nữa sẽ có tình trạng thiếu phụ nữ. Nhiều nam giới không tìm được vợ, ảnh hưởng tới duy trì nòi giống. Không những thế, phụ nữ sẽ phải đối mặt với nhiều áp lực như lập gia đình sớm, mất đi cơ hội học tập và việc làm. Đồng thời, sự MCBGT cũng làm nảy sinh tình trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em gái

 

Nhận thức rõ hậu quả của việc MCBGT, tại hội nghị triển khai công tác DS   KHHGĐ năm 2011, đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó chủ tịch UBND tỉnh cho rằng: Vấn đề MCBGTKS sẽ tác động không tốt tới sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của tỉnh. Theo đó, đồng chí đề nghị ngành Y tế cần có đề tài nghiên cứu khoa học về lĩnh vực này để tìm hiểu nguyên nhân và sớm đưa ra những biện pháp thực hiện khả thi nhằm ngăn chặn tình trạng MCBGTKS.

                                                               

 

                                                                               Hoàng Nga

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục